Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Phòng trị bệnh cho cá vàng

Phòng trị bệnh cho cá vàng


Một con cá vàng khỏe mạnh, biểu lộ một dáng vẻ linh hoạt, vây lưng thẳng đứng và xòe rộng. Màu sắc rất rõ nét, toàn thân óng ánh như thể đánh vecni, trong khi các vây uyển chuyển phô bày nét thanh tú và chuyển động trong nước một cách duyên dáng.
Ta cần xác định ngay rằng trong một hồ cá được chuẩn bị và bảo vệ tốt, chắc chắn cá sẽ luôn khỏe mạnh, đó là cách để ngừa bệnh cho cá. Dầu cho sự chăm sóc này có tốt, đó là cách chưa hẳn là điều tuyệt đối để cá vàng tránh được bệnh tật. Đôi khi, cá vàng bị bệnh do những nguyên nhân khách quan khác. Chẳng hạn, chúng bị vết thương do tai nạn, hoặc bị một chứng bệnh do ký sinh. VIệc chuẩn đoán và trị bệnh rật khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ nêu một vài chứng bệnh đặc trưng của cá vàng có thể điều trị khá dễ dàng.



A. Một số loại bệnh của cá vàng

1. Bệnh rêu
Nguyên nhân
Bệnh này do một loại nấm gây ra, nấm này chỉ phát triển ở những con cá bị thương (vết thương do cắn nhau hoặc bị xây sát khi vớt bắt di chuyển sang nơi khác v.v…)
Triệu chứng
Biểu hiện rõ nét nhất của bệnh này là sự xuất hiện của những mảng trắng trắng giống như rêu, vì vậy gọi là bệnh rêu.
Điều trị
Đối với bệnh này, ta cần can thiệp kịp thời nếu không cá có thể bị chết nhanh chóng do các mô bị phá hủy.
Trước tiên, tẩy sạch nhớt trên thân cá bằng một miếng bông gòn có tẩm Mercurochrome 2%.
Kế đến cho cá bệnh vào trong một hồ nước nhỏ có chứa dung dịch Methylene. Liều lượng được coi là thích hợp khi nước có màu xanh thép, màu này sẽ dần biến đi sau đó
Ta cũng có thể để cá trong một hồ có chứa nước muối với liều lượng 3g/lít và nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của nước trong hồ cá từ 2-3 độ C trong nhiều ngày.

2. Bệnh chấm trắng
Nguyên nhân
Bệnh do một loại động vật kí sinh chui vào dưới da, vây và mang cá gây ra những chứng rụng biểu bì có thể làm cá chết.
Điều trị
Ngay lập tức cách ly những con cá bị bệnh này vào trong một hồ nước có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trong hồ đang nuôi cá từ 3-4 độ C.
Xử lý nước trong hồ này bằng một loại thuốc diệt khuẩn đặc biệt có bán sẵn trên thị trường hoặc nước có chứa dung dịch Sulfate de Quinine liều lượng 1g cho 100 lít nước. Để cá bị bệnh trong đó cho đến khi các chấm trắng biến mất (3-20 ngày).
Khử trùng hồ cá bằng dung dịch Methylene. Liều lượng được coi là thích hợp khi nước có màu xanh lơ.
Chỉ cho cá trở lại hồ nuôi khi các chấm trắng biến mất.

3. Bệnh táo bón
Nguyên nhân
Do thích ăn không thích hợp hoặc kém phẩm chất.
Triệu chứng
Bụng cá sình to và chìm xuống đáy hồ, cá không muốn bơi lội. Bệnh có thể gây biến chứng viêm ruột và làm chết cá.
Điều trị
Đưa dần nhiệt độ trong hồ lên 24 độ C.
Pha muối vào hồ theo liều lượng 5g cho mỗi lít nước. Mỗi ngày 2 lần trong thời gian 2 hoặc 3 ngày.

4. Các bệnh linh tinh khác
Một vài động vật thuộc địch hại kí sinh, vi khuẩn sống lẫn lộn trong thức ăn, thực vật cũng có thể tấn công và gây tổn hại cho cá. Việc chuẩn đoán thường khó khăn đối với người chơi cá tài tử và điều trị không phải lúc nào cung hữu hiệu.

B. Phòng bệnh cho cá

+ Làm vệ sinh thật tốt hồ cá.
+ Cho cá ăn thức ăn thích hợp.
+ Cách ly triệt để những con cá bị bệnh ngay khi phát hiện những hiện tượng bất bình thường: vây cá bị dính bết, cá đờ đẫn, cá có cử động lúc lắc đu đưa (không giữ được thăng bằng), v.v…
+ Khử trùng hồ cá bằng dung dịch Methylene khi bệnh cá vừa xuất hiện
+ Rửa sạch thức ăn và các loại thực vật trước khi cho vào hồ cá.
+ Cuối cùng, ta cần xác định rằng việc cho thêm muối vào bể cá (1-2 g mỗi lít) thường là cách phòng bệnh hữu hiệu không gây khó chịu gì cho cá trong hồ. Nhưng đừng bao giờ vượt quá liều lượng này và đừng quên rằng dung dịch clorua natri là một sản phẩm dễ bay hơi, vì thế ta không nên cho chất này vào nước để thay thế cho lượng nước đã bay hơi. Đó là những cách tốt nhất để chống lại mầm móng của bệnh và dập tắt sự lan truyền của nó.

Phòng trị bệnh cho cá vàng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét