Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Các biện pháp phòng trừ Rầy Nâu

Các biện pháp phòng trừ Rầy Nâu


Các biện pháp phòng trừ Rầy Nâu by Công ty Nicotex | Cac bien phap phong tru ray nau


Đã nhiều năm qua với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các giống lúa kháng rầy nâu đã được đưa vào sản xuất đại trà, sự vận dụng quy trình IPM diễn ra rộng khắp nên dịch hại rầy nâu đã được kiểm soát phần nào. Tuy nhiên, do các giống lúa lai có năng suất cao và các giống lúa thơm có phẩm chất tốt nên nó đã dần dần thay thế các giống lúa kháng rầy nâu. Vì vậy, khả năng gây hại của rầy nâu ngày càng có chiều hướng tăng và có thể bùng phát với mật độ cao. Mặt khác khả năng đẻ trứng của rầy nâu cao, trứng lại được đẻ trong bẹ lá lúa nên ít bị thiên địch tấn công. Rầy nhỏ chỉ sống ở gốc lúa nên khó phát hiện kịp thời nên tác hại của chúng càng lớn và nguy cơ cháy rầy càng gia tăng.

- Vào tháng 2/2006 đã xuất hiện cháy rầy cục bộ ở một số nơi tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tháng 5/2006 đã có nhiều vùng ở nhiều tỉnh bị nhiễm nặng như: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, có nơi cháy ổ nhỏ và còn rất nhiều ổ trứng vẫn đang tiếp tục nở.

- Điều kiện thời tiết và cây trồng hiện nay đang rất thuận lợi cho rầy gia tăng và gây hại nặng. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời thì sẽ còn rất nhiều vùng cháy rầy xuất hiện.

- Với tình hình này cần phải phun ngay những loại thuốc đặc hiệu như: Nibas 50ND, Midan 10WP, Midanix 60WP.

1. Thuốc Nibas 50ND
a) Liều lượng sử dụng
- Pha 25 – 30ml thuốc/bình 12lít nước. Phun 1 bình/sào Bắc bộ. Phun 1,5 bình/sào Trung bộ.

- Pha 35 – 40ml thuốc/bình 16lít nước. Phun 1bình/sào Trung bộ. Phun 2 bình/công Nam bộ.

b) Cách sử dụng đối với rầy nâu hại lúa
- Phun thuốc khi rầy nhỏ mới xuất hiện.

- Nếu mật độ rầy trên ruộng lúa phát sinh với mật độ cao, khi dùng thuốc nên dùng: Hỗn hợp thuốc Nibas 50ND và thuốc Sattrungdan 95BTN; hỗn hợp Nibas 50ND và Nitox 30EC hiệu quả phòng trừ sẽ cao hơn nhiều.

- Khi phun thuốc nên phun kỹ phía dưới gốc lúa.

- Thời gian cách ly: 7 ngày.

2. Thuốc Midan 10WP
a) Liều lượng sử dụng đối với rầy nâu hại lúa
- Pha 1 gói 10g thuốc/bình 12 lít nước. hun 1 bình/sào Bắc bộ. Phun 1,5 bình/sào Trung bộ

- Pha 1 gói 15g thuốc/bình 16 lít nước. hun 1 bình/sào Trung bộ. Phun 2 bình/công Nam bộ.
b. Cách sử dụng
- Phun thuốc khi rầy nâu nhỏ mới xuất hiện

- Có thể hỗn hợp với các loại thuốc trừ sâu bệnh khác không có tính kiềm

- Thời gian cách ly: 7 ngày
3. Thuốc Midanix 60WP
a) Liều lượng sử dụng đối với rầy nâu hại lúa
- Dùng 0,6 – 0,9 kg thuốc/ha

- Pha 1 gói 15g thuốc/bình 12 lít. Phun 1,5 – 2 bình/sào Bắc bộ

b) Cách sử dụng
- Phun thuốc khi rầy nhỏ mới xuất hiện

- Không sử dụng thuốc cho cây dâu hoặc gần nơi nuôi tằm

- Có thể hỗn hợp với nhiều thuốc BVTV khác không có tính kiềm.

- Thời gian cách ly: 7 – 10 ngày

- Ngoài những lưu ý về cách sử dụng thuốc xin bà con lưu ý về an toàn khi sử dụng thuốc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét