Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Một số bệnh thường gặp trên Lúa vụ Hè Thu

Một số bệnh thường gặp trên Lúa vụ Hè Thu


Một số bệnh thường gặp trên lúa vụ hè thu by NN Vĩnh Long | Mot so benh thuong gap tren lua vu he thu

Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá là 2 loại bệnh phổ biến trên cây lúa hiện nay. Triệu chứng của bệnh vàng lùn có hai dạng điển hình là: lúa vàng lùn và lúa cỏ. Triệu chứng của các dạng này như sau:

1.Bệnh vàng lùn
a. Tác nhân
Do vi rút gây bệnh lúa cỏ có tên RGSV (Rice Grassy Stunt Virus) gây ra.


b.Triệu chứng:
Lá lúa ngã vàng cam từ chóp và mép lá lan dần vào bẹ. Vị trí lá bị vàng: lá dưới bị vàng trước, lần lượt đến các lá bên trên, lá có khuynh hướng xòe ngang; bệnh làm giảm chiều cao và số chồi, trong bụi lúa có cả chồi khỏe và chồi bị bệnh. Ruộng lúa bệnh ngả màu vàng, chiều cao cây không đồng đều. Đặc biệt rễ lúa bệnh vẫn bình thường, không bị hư hại.

2. Triệu chứng lúa cỏ
Bụi lúa lùn, cho ra nhiều chồi mọc thẳng, có dạng giống như bụi cỏ. Lá lúa ngắn, hẹp, màu xanh vàng hoặc màu vàng cam. Tại các lá non có nhiều đốm gỉ sắt hoặc màu vàng đỏ.


3. Bệnh lùn xoắn lá
a. Tác nhân
Do vi rút có tên RRSV (Rice Ragged Stunt Virus) gây ra.


b. Triệu chứng
- Cây bị lùn hơn bình thường, màu lá xanh đậm không bị ngã vàng, mép lá bị rách và gợn sóng, dọc theo gân lá có u bướu. Chóp lá bị biến dạng, xoăn tít lại, cây lúa không chết nhưng không trổ được, hoặc bị nghẹn đòng, hạt lép. Rễ lúa vẫn nguyên ven, không bị hư hại.


- Triệu chứng phối hợp cả 2 bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá:
Bụi lúa bị lùn, lá lúa bị xoắn, mép lá bị rách, gân lá sưng tạo thành bướu. Bụi lúa vừa có lá bị vàng cam từ chóp trở vào vừa có lá xanh đậm bị xoắn. Số chồi trong bụi lúa không tăng không giảm

c) Biện pháp phòng
- Cày bừa, làm đất kỹ, vùi lấp tàn dư và nguồn bệnh; vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch các tàn dư và ký chủ trung gian của bệnh. Gieo cấy tập trung, đồng loạt cùng một cánh đồng, từng vùng để né rầy theo khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành của địa phương. Sử dụng các giống lúa kháng bệnh, giống lúa cứng cây có khả năng chống chịu bệnh. Chăm sóc hợp lý, tạo điều kiện cho cây lúa khoẻ (nhất là giai đoạn lúa non) để tăng cường sức đề kháng, chống chịu bệnh.

- Hiện nay chưa có một loại thuốc nào có thể trị được bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá , lúa cỏ. Chỉ có thể khắc phục bằng cách tiêu diệt đối tượng lây truyền bệnh là rầy nâu. Một số loại thuốc trị rầy nâu trên thị trường hiện nay: Actara, Butyl, Bassa, Sahara,...

4. Lúa bị ngộ độc hửu cơ
- Lá già bị vàng, lá non bị vàng phần thịt lá; cây lùn, nhảy chồi kém; rễ màu nâu đen đến đen, có mùi hôi, chết nhiều, mất khả năng ôxy hóa nên dễ bị ngộ độc sắt Fe2+. Lúa hấp thụ dinh dưỡng kém, mất cân đối nên dễ bị nhiễm bệnh như bệnh đốm nâu; năng suất lúa giảm. Ngộ độc hữu cơ thường thấy ở đất trũng thấp, ngập nước, nhiều sét, ít thấm rút . Thường xảy ra khi vừa thu hoạch, làm đất và xuống giống ngay do rơm rạ ,gốc rễ lúa bị cày vùi “trục nhận” bị lên men yếm khí làm hư thối bộ rễ lúa, ruộng bị phèn thì càng dễ bị ngộ độc hữu cơ hơn


- Để khắc phục hiện tượng này, nên cày vùi chôn gốc rạ xuống đất trong thời gian ít nhất 3 tuần lễ để chúng được phân hủy hoàn toàn. Hoặc tốt nhất nên đem rơm rạ ra khỏi ruộng và sau khi làm đất nên bón lót vôi, lân để nâng pH đất, giúp giải độc cho ruộng.

5.Lúa bị ngộ độc phèn
- Triệu chứng: Cây lùn lại, lá lúa trở màu vàng cam, lá non bị đỏ và cháy khô từ chóp lá vào, một số có lốm đốm màu đỏ tím, rễ có màu vàng, nâu đỏ do oxit sắt bám, rễ héo khô, nhám một phần rễ có thể bị thối đen.Cây lúa không bắt phân, đẻ nhánh kém… Ở vùng đất thiếu lân lá lúa thường có màu xanh đậm, mọc thẳng hơn lá bình thường, cây kém nở bụi, sinh trưởng kém, nhiều hạt lép. Có những giống lúa thiếu lân thì lá già trở nên màu vàng cam hoặc hơi tím. Sự thiếu lân thường xảy ra trên đất chua, đất nhiễm phèn, đất than bùn và đất kiềm.


- Biện pháp phòng: Chắt cạn nước và đưa nước sạch vào ruộng. Luôn có lớp nước mới trên mặt ruộng sẽ ém được phèn. Không nên để ruộng lúa bị cạn nước. Hydrophos 50ml/bình 16 lít, phun giai đoạn 15 - 20 ngày sau sạ hay khi vừa phát hiện triệu chứng ngộ độc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét