Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Đặc điểm huyết học và sự biến đổi mô học trên cá Tra bị trắng gan trắng mang

Đặc điểm huyết học và sự biến đổi mô học trên cá Tra bị trắng gan trắng mang


Đặc điểm huyết học và sự biến đổi mô học trên cá tra bị trắng gan trắng mang by C.ty VUVN | Dac diem huyet hoc va su bien doi mo hoc tren ca tra bi trang gan trang mang

Nghề nuôi cá tra ngày càng gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố tác động như chất lượng con giống, môi trường nuôi, dịch bệnh... Trong những năm gần đây dịch bệnh trên cá tra diễn ra ngày càng nhiều, đồng thời xuất hiện những bệnh vẫn chưa xác định chính xác tác nhân, một trong số đó là bệnh trắng gan trắng mang. Bệnh gần như xuất hiện quanh năm ở các ao nuôi cá giống và cá thịt. Thời gian bệnh thường kéo dài và mức độ hao hụt cũng có thể lên rất cao.

- Cá tra bị trắng gan trắng mang có hoạt động yếu, bơi lờ đờ, phản ứng chậm với tiếng động, tập trung nơi thay nước của ao vào buổi sáng. Toàn thân có màu trắng nhạt, ít chất nhầy trên cơ thể, các vùng sắc tố tự nhiên trên lưng và vi không rõ. Mang chuyển dần từ đỏ sang hồng nhạt và trắng. Nội quan bên trong có màu nhạt, gan cũng chuyển sang màu vàng nhạt hay kem, dạ dày có không có thức ăn và có ít dịch trong xoang nội quan.

- Quan sát tế bào hồng cầu máu cá tra có dạng hình oval hay elip và nhân hình tròn ở giữa nhưng ở cá bệnh hồng cầu có sự biến đổi về hình thái như hồng cầu có nhân to, bắt màu nhạt khi nhuộm Giemsa, ít tế bào chất, màng tế bào có rìa. Ngoài ra, có sự hiện diện của nhiều dạng khác nhau như hồng cầu có nhân trực phân, hồng cầu mất nhân hay tan nhân. Tổng lượng hồng cầu ở cá khỏe khoảng 2,27x106 tb/mm3, nhưng ở cá bệnh số lượng hồng cầu giảm chỉ còn 18,7%, đặc biệt đối với trường hợp cá bệnh nặng thì số lượng hồng cầu chỉ còn khoảng 4,57%. Đồng thời số lượng tổng bạch cầu và các loại bạch cầu như tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính và tiểu cầu ở cá bệnh cũng giảm nghiêm trọng (Từ Thanh Dung, 2010).


Tế bào máu cá tra (Giemsa)
A: Hồng cầu cá khỏe (100x), B: Hồng cầu cá trắng gan trắng mang (100x)
1. Hồng cầu tiền trưởng thành; 2. Hồng cầu trưởng thành

- Cấu trúc mô mang gồm xương cung mang và phiến mang, trên mỗi phiến mang có sợi mang sơ cấp và sợi mang thứ cấp. Sợi mang thứ cấp là nơi diễn ra quá trình trao đổi với môi trường ngoài được cấu tạo bằng một lớp tế bào biểu mô lát đơn bên ngoài, trong đó có tế bào tiết dịch nhầy. Bên trong là sự sắp xếp của các tế bào trụ với hệ thống mao mạch dày đặc và động mạch ra vào mang. Quan sát cá bệnh trắng gan trắng mang thấy có nhiều thay đổi, sợi mang thứ cấp bị teo và có nhiều không bào. Ở các động mạch ra vào mang có rất ít hoặc không tìm thấy tế bào hồng cầu. Hồng cầu thực hiện chức năng vận chuyển và phân phối oxy đến các mô trong quá trình trao đổi khí với môi trường cho nên khi không có sự hiện diện của hồng cầu đã làm ảnh hưởng lến chức năng hô hấp nên cá suy yếu dần.

- Tế bào gan hình đa giác, tồn trữ glycogen và chất béo, không bào ở gan xuất hiện khi hàm lượng chất béo tăng cao. Gan có các tĩnh mạch, động mạch và mao mạch chứa hồng cầu. Cấu trúc mô gan cá bệnh không thay đổi nhiều so với cá khỏe. Tìm thấy rất ít hoặc không có hồng cầu trong tĩnh mạch và động mạch ở gan. Có hiện tượng mất liên kết giữa các tế bào gan và một số tế bào bị teo. Khi cá bệnh làm chức năng của gan không còn, dẫn đến sự tích lũy độc tố trong cơ thể và kết hợp các yếu tố khác làm cá chết. Tỳ tạng và thận là các cơ quan tạo máu chủ yếu của cơ thể nhưng khi cá bệnh cấu trúc mô có hiện tượng hoại tử nhẹ vì vậy cá không thể sản sinh tế bào máu. Ngoài ra, kiểm tra cá bệnh trắng gan trắng mang phát hiện kí sinh trùng như myxobolus, sán lá. Một số cá bệnh có nhiễm vi khuẩn E. Ictaluri nhưng đây không phải là nguyên nhân gây bệnh.

Bài viết đã được mua tác quyền, bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn: Th.s Đặng Thụy Mai Thy – Khoa Thủy sản – ĐH Cần Thơ.

1 nhận xét:

Hoàng Nguyên Green có bán nhiều cây đẹp lắm

Đăng nhận xét