Pages

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Kỹ thuật nuôi Lươn


Kỹ thuật nuôi lươn



1. Hình thức nuôi
Tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể chọn hình thức nuôi lươn cho thích hợp. Nhưng dù nuôi theo hình thức nào thì vấn đề cần quan tâm là tạo được điều kiện tốt nhất cho lươn làm tổ và sinh sống.

a. Nuôi lươn trong hồ lót cao su
- Diện tích ao nuôi lươn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng nơi. Bờ ao đầm nén kỹ và đủ độ rộng (1,5 - 2,0 m) vừa có tác dụng giữ nước vừa có tác dụng chống lại việc lươn đào hang qua bờ. Không nên nuôi lươn trong các ao có diện tích quá lớn.
- Ở ĐBSCL, các ao nuôi lươn có diện tích từ 100 - 200 m2. Xung quanh bờ và đáy ao có thể dùng nylon để lót hoặc bờ ao có thể xây cao có gờ để tránh lươn vượt bờ đi mất khi có điều kiện thuận lợi. Nơi nuôi lươn phải có điều kiện thay nước thuận lợi và cũng cần tạo được nơi cho lươn đào hang trú ẩn gần giống như trong tự nhiên.
- Đáy ao có thể phủ đáy ao một lớp bùn non có trộn phân chuồng mục dày khoảng 20 - 30 cm. Bùn không lẫn sỏi đá vì sẽ làm xây xát lươn. Trên lớp bùn, trải một lớp rơm, cỏ mục hay thân cây chuối đã mục. Mực nước trong ao nuôi sâu từ 0,3 - 0,5 m.
- Ðể tạo điều kiện cho lươn sinh sản trong ao, xung quanh bờ ao (hoặc làm cù lao/gò đất giữa ao nuôi) bằng đất sét để lươn làm tổ. Trong ao nên thả thêm lục bình, bèo, rau muống và trên bờ trồng cây để tạo bóng mát cho lươn.

b. Nuôi lươn trong bể xi măng

- Có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo sau khi đã sửa chữa lại để nuôi lươn.
Nếu xây bể nuôi mới thì nên xây nửa nổi, nửa chìm với chiều cao khoảng 1m với diện tích từ 6 - 20 m2. Bể có dạng hình chữ nhật chiều rộng 1m để dễ dàng chăm sóc. Tốt nhất nên chia bể thành 3 ngăn: ngăn cho lươn sinh sống (A) lớn nhất, ngăn thứ hai (B) nhỏ hơn cho lươn đẻ và cho ăn và ngăn thứ ba (C) dùng để thu hoạch.
- Ngăn A có phủ một lớp bùn non và thân chuối như đối với ao nuôi và cách đáy bể 30 cm có lổ thoát nước. Xếp gạch ở đáy trong ngăn này thành nhiều ngách. Ngăn B xây vách bằng gạch hình mắt cáo cho lươn chui ra vào và quanh bên có đắp đất sét và đất thịt thành bờ rộng 0,5 m để lươn làm tổ đẻ. Ngăn C kín và thông với ngăn B bằng một ống có đường kính 20 cm và có lổ thoát nước ra ngoài có lưới chắn dạng chảy tràn phòng khi mưa to nước đầy, lươn sẽ thoát ra ngoài.
- Trong bể nuôi thả bèo, lục bình làm bóng mát khoảng 1/2 diện tích. Bờ đất cũng trồng các loại như cỏ, rau, khoai, môn để che mát cho lươn. Mức nước 0,4 - 0,5m.

2. Giống lươn nuôi


- Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên lươn giống nhân tạo chưa cung cấp đủ cho người nuôi, cho nên người nuôi lươn vẫn phải dựa vào nguồn giống tự nhiên là chính. Tuy nhiên muốn nuôi lươn có kết quả thì lươn giống phải bảo đảm:
+ Kích cỡ tương đối đồng đều. Thường chọn lươn giống có kích cỡ 40 - 50 con/kg.
+ Khỏe mạnh, không thương tích hay bị bệnh.
- Chú ý không mua lươn giống trôi nổi trên thị trường nếu chưa biết rõ thời gian thu gom lươn, phương thức khai thác lươn giống. Nếu thời gian thu gom lươn giống quá dài lươn bị mất sức, xây sát thì khi nuôi tỷ lệ hao hụt sẽ cao.
- Nếu nuôi lươn để sinh sản thì mật độ thả khoảng 6 - 8 con/m2 và sau khi nuôi vỗ khoảng 1 - 2 tháng chúng sẽ tự đẻ. Sau đẻ khoảng một tuần thì trứng nở ở điều kiện nhiệt độ từ 28 - 30oC. Nếu nuôi lươn thịt, thả với mật độ trung bình 50 con/m2.

3. Chăm sóc và quản lý
- Thức ăn chủ yếu dùng cho lươn ăn bao gồm: xác động vật chết như gà, vịt băm nhỏ, cá, tôm, động vật sống như giun đất, bọ, ốc, dòi. Khi trưởng thành có thể tập cho lươn ăn thức ăn chế biến có hàm lượng đạm 20 - 25%.
- Một số hộ nuôi lươn ở Hậu giang đã tận dụng ốc bươu vàng làm thức ăn nuôi lươn cũng cho kết quả tốt.

Kỹ thuật nuôi Lươn Nguồn: Đại học Cần Thơ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét