Bệnh đục thân trên Tôm Càng Xanh
Nhằm giúp người nuôi tôm theo dõi sát diễn biến môi trường, dịch bệnh, sức khoẻ của tôm, để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, đem lai năng suất cao, từ đầu tháng 5 năm 2009 đến nay, Công ty Diên Khánh đã tổ chức 3 đoàn cán bộ, kỹ sư đến từng khu vực tiến hành kiểm tra tôm định kỳ cho bà con. Mỗi đoàn kiểm tra tôm có mang theo kính hiển vi, các hộp test môi trường pH, NH3 , NO2 , và các dụng cụ kiểm tra các thông số môi trường khác, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia nuôi tôm người Thái Lan của Tập đoàn Kaset – Thái Lan.
1. Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh là cầu khuẩn Lactococcus garvieae (Enterococcus seriolicida). Là các vi khuẩn gram (+), có dạng hình cầu hay hình trứng. Vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ 10-400C, độ muối thích hợp 0,5-6,0 %o, pH 9,6 (theo Winton Cheng, Jiann-Chu Chen, 1998-2001).
Theo phân lập của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I ở một mẫu tôm càng xanh bị bệnh đục thân ở Hải Phòng, đã phân lập được cầu khuẩn gram dương và trực khuẩn dung huyết mạnh, gram âm.
2. Dấu hiệu bệnh lý
Tôm kén ăn, hoạt động chậm chạp, đầu tiên cơ phần đuôi chuyển màu trắng đục, có thể quan sát rõ các vết tráng đục dưới ánh sáng mặt trời, sau lan dần lên phía đầu ngực, tôm bệnh nặng mang chuyển màu trắng đục, vỏ tôm mềm, khi luộc chín màu hồng nhợt nhạt, mất đi sắc tố đỏ của những con tôm khỏe mạnh. Tôm bị bệnh này có tỷ lệ chết cao.
3. Phân bố và lan truyền bệnh
Bệnh đục cơ ở tôm đã xảy ra ở các ao nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ở Trung Quốc, Đài Loan, tỷ lệ nhiễm bệnh từ 30- 75%. Ở Việt Nam bệnh đục cơ đã xuất hiện một vài năm nay, từ năm 2000 tôm càng xanh bột (nguồn gốc từ Trung Quốc) nhập về Thanh Trì, Hà Nội, đã có hiện tượng tôm đục cơ và chết hàng loạt. Đầu năm 2002 đàn tôm bố mẹ (5-6 tạ) của một trại sản xuất tôm giống ở Hải Phòng đã bị bệnh đục cơ. Sau khi cho nở ấu trùng và ương thành tôm bột, tỷ lệ sống rất thấp đạt khoảng 1%. Tháng 5 năm 2002, một số ao nuôi tôm càng xanh ở Thanh Trì, Hà Nội thả giống cỡ 0,2g/con, nuôi sau 15-20 ngày tôm đã xuất hiện bệnh đục cơ và chết rải rác. Tỷ lệ nhiễm bệnh trong đàn tôm nuôi ở Thanh Trì từ 6-90% .
4. Phòng và trị bệnh
- Kiểm tra các ao nuôi tôm càng xanh của anh Khanh, anh Cường và nhiều ao tôm càng xanh ở khu vực xã Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Thành B, huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp, ông Super Chai – chuyên gia nuôi tôm người Thái Lan, có nhận định:
- Ở khu vực này, nhiều ao tôm nuôi được 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên môi trường nước trong ao nuôi, cũng như ở ngoài kênh và các đoạn sông không được tốt, chất dơ bẩn hữu cơ lơ lửng quá nhiều, gây ra bệnh đen mang, đóng rong, cản trở đường hô hấp của tôm, làm cho tôm phát sinh bệnh và chết nhiều. Nhiều bà con xử lý các loại thuốc diệt khuẩn và trị bệnh, tôm tiếp tục chết nhiều hơn. Tình trạng này nếu xử lý không đúng sẽ dẫn đến tôm chết hàng loạt, người nuôi tôm sẽ thua lỗ trầm trọng. (Thực tế này năm 2008 đã diễn ra tại huyện Tam Nông, Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp, hyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang. Có người thua lỗ đến 400 đến 500 triệu đồng).
- Để xử lý trường hợp này, ông Super Chai - Thạc sĩ Thuỷ sản Thái Lan - Chuyên gia Bệnh học về con Tôm, khuyến cáo: Chỉ có phương án tốt nhất sử dụng dòng vi sinh, xử lý tốt môi trường theo các sản phẩm của Tập đoàn Kaset Center – Thái Lan, như sau:
+ Đánh SUPER CHARGE xử lý nước theo liều mạnh: 1 kg cho 1.600 m3. Sau đó 1 ngày đánh 3 gói DE-SMECTITE và 1 lon HYBACTZYM cho 2000 m2. Có như vậy môi trường nước và đáy ao mới tốt trở lại, giúp cho tôm có đủ oxy hô hấp và tôm khoẻ.
+ Về cho ăn: Cho ăn Men đường ruột PROBOOST và bổ gan HEXANIC, mỗi loại 10 gram / 1 kg thức ăn. Cho ăn liên tục. Trong quá trình đó bổ sung thêm KASET C hoặc K.C.C vào các cử ăn.
- Xử lý theo cách trên sau 7 ngày xử lý lại một lần nữa, đến khi màu nước ao tốt, tôm khoẻ mạnh mới tiến hành xử lý diệt khuẩn bằng EXTRADINE 6000 hoặc EXTRADINE 9000. Không được xử lý loại hoá chất nào khác.
- Qua thực tế xử lý ao tôm 8 ha của Anh Khanh và một số bà con ở xã Phú Thọ đạt kết quả tốt.
- Để tổng kết và truyền đạt kinh nghiệm xử lý các bệnh khó chữa trên tôm càng xanh hiện nay tại các vùng Tam Nông, Lấp Vò, thuộc Tỉnh Đồng Tháp, ngày 20/7/2009 vừa qua, tại Nhà hàng Sơn Long Quán, Thị trấn Tràm Chim, Công ty TNHHTM-DV Diên Khánh đã tổ chức buổi Hội thảo chuyên đề về chữa bệnh cho Tôm Càng Xanh. Trên 150 khách hàng là bà con nuôi tôm càng xanh khu vực huyện Tam Nông và huyện Lấp Vò cùng với đại biểu Trung tâm Khuyến Ngư Tỉnh Đồng Tháp, Trạm Khuyến Ngư huyện Tam Nông đã đến dự. Về phía Công ty Diên Khánh có ông Nguyễn Thanh Lang – Giám đốc, Ông Super Chai – chuyên gia kỹ thuật của Tập đoàn Kaset – Thái Lan, và nhiều cán bộ, kỹ sư của Công ty Diên Khánh.
- Sau khi nghe bà con nuôi tôm càng xanh phát biểu ý kiến, trăn trở và lo lắng về một số bệnh diễn ra phổ biến trên con tôm càng xanh đang gây thiệt hại lớn cho bà con hiện nay, ông Nguyễn Thanh Lang – Giám đốc Công ty Diên Khánh, chủ trì hội thảo, đúc kết lại như sau:
+ Nguyên nhân chủ yếu gây ra dịch bệnh trên con tôm càng xanh hiện nay là do môi trường ao nuôi ( nước và đáy ao ) và môi trường nước ngoài sông, kênh rạch đã bị ô nhiễm nặng. Người nuôi tôm càng xanh hiện nay phải hết sức chú ý đến vấn đề này. Con tôm càng xanh rất mẫn cảm và nhạy cảm với các loại hóa chất, cho nên việc đưa hóa chất vào xử lý môi trường sẽ có nguy cơ thất bại cao. Phương pháp xử lý chính ở đây là phải dùng vi sinh định kỳ nhằm xử lý, làm sạch môi trường nước và đáy ao nuôi. Qua thực tế kiểm tra và xử lý ao nuôi theo phương pháp của Công ty Diên Khánh trong một tháng qua như đã nêu ở trên đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Đây là bài học kinh nghiệm thực tế rất quan trọng đối với con tôm càng xanh.
+ Mặt khác, chất lượng ở các sông, kênh rạch, và trong các ao nuôi tôm hiện nay luôn ở trong tình trạng thiếu các loại chất khoáng để ổn định môi trường và cung cấp cho quá trình lột vỏ của tôm càng xanh. Do vậy sau khi lột vỏ, tôm rất yếu, chậm cứng vỏ, dễ bị các loại vi khuẩn tấn công, và thường hay xảy ra bệnh mềm vỏ, đục thân, chậm lớn và chết dần, chết ngày càng nhiều. Có ao tôm chết liên tục, không có cách nào chặn đứng được, gây thiệt hại rất nặng đối với bà con nuôi tôm. Đối với trường hợp này, Công ty Diên Khánh có các loại khoáng chất lượng cao đã được áp dụng thành công tại nhiều ao tôm trên địa bàn huyện Tam Nông và huyện Lấp Vò. Đó là khoáng DE-SMECTITE có tác dụng hấp thu khí độc, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, phân u-rê…giúp ổn định môi trường. Khoáng CLIMAX và khoáng MIMAC-V8 kích thích tôm lột vỏ, cứng vỏ nhanh và tôm nặng ký. OCEANIC GOLD cũng là loại khoáng chất cho ăn, bao hồm cả các loại a-xít amin giúp cho tôm cứng vỏ, bóng đẹp, sức đề kháng cao và tăng trọng nhanh đã được bà con sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua.
+ Về nguyên nhân dẫn đến các dịch bệnh khó chữa trong thời gian qua, ông Nguyễn Thanh Lang cho biết con giống có yếu tố rất quan trọng. Do vậy, bà con cần chọn mua con giống có nguồn gốc, chất lượng cao, có thể chấp nhận giá cả cao hơn một chút, để cho quá trình nuôi được an toàn.
- Trong dịp này, Ông Nguyễn Thanh Lang – Giám đốc Công ty Diên Khánh cũng đã giới thiệu một số sản phẩm mới Thương hiệu V8 của Mỹ được Công ty phân phối độc quyền tại Việt Nam, áp dụng cho tôm càng xanh từ ấu trùng đến tôm thịt. Đó là : BENTHOS-V8 - tạo trứng nước, thức ăn tự nhiên cho tôm từ khi mới thả, giúp tôm tăng tỉ lệ sống, đạt đầu con cao, khoáng tăng trưởng BETTER-V8, sản phẩm kích thích tôm bắt mồi mạnh và lớn nhanh có tên gọi Siêu Dinh dưỡng dạng kem CREAM-V8,sản phẩm xử lý nước, lắng tụ chất lơ lửng, tạo màu nước đẹp SUPER-V8, sản phẩm bổ gan HELP G-V8,v.v…
- Phát biểu tại buổi hội thảo, đông đảo bà con nuôi tôm càng xanh tại 2 huyện Tam Nông và Lấp Vò đều cho rằng bệnh trắng thân, đục thân trên tôm càng xanh là căn bệnh nan giải trong hiện nay, đã gây thiệt hại rất lớn đối với bà con. Hy vọng, với bài học kinh nghiệm áp dụng các sản phẩm của Công ty Diên Khánh theo hướng sử dụng vi sinh, sẽ giúp bà con áp dụng thành công, đem lại vụ mùa thành công trong năm 2009 này và mở rộng áp dụng cho những năm tiếp theo.
Bệnh đục cơ trên tôm càng xanh, Nguồn: Công ty Duyên Khánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét