Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Kỹ thuật nuôi cá Linh trong ao đất

Kỹ thuật nuôi cá Linh trong ao đất



I. Đặc điểm sinh học
- Cá Linh ống (Cirrhinus jullieni) thuộc giống Cirrhinus, họ Cyprinidae, bộ cá Chép Cypriniformes là một loài cá có giá trị kinh tế nhưng sản lượng cá Linh ngày càng giảm sút rõ rệt, cần phải có biện pháp để bảo vệ. Vì vậy cá Linh bị cấm khai thác vào mùa cá sinh sản từ 01/04 đến 01/06. Cá Linh ngoài phân bố ở ĐBSCL Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan cá Linh còn phân bố ở Inđônêxia và Malaysia.

- Linh là loài đặc hữu của sông Mekong, có mặt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cho đến Chiềng Không gần biên giới giữa Lào, Thái Lan và Myanma trên cả sông chính và chi lưu. Mùa vụ sinh sản của cá Linh từ tháng 5 – 7.

- Bãi đẻ của cá Linh thường ở ngã ba sông, ven cồn, nơi nước chảy Cá Linh thành thục ở chiều dài 11cm. Một cá Linh cái có chiều dài 12,9 - 20 cm có thể đẻ 23.500 - 90.500 trứng. Trứng nở thành cá bột khoảng 13 giờ ở nhiệt độ 26,8 độ C.

- Hàng năm bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 12 cá Linh từ các đồng ruộng theo các kênh rạch đổ ra sông lớn (sông Tiền, sông Hậu) rồi ngược dòng lên thượng nguồn để sinh sản. Bắt đầu từ tháng 7 cá Linh non (chiều dài từ 1,5 - 3,0 cm) theo dòng nước xuống địa phận Việt Nam theo các kênh rạch vào đồng ruộng để sinh sống.

- Đến tháng 11 - 12 cá Linh từ đồng ruộng theo kênh rạch đổ ra sông lớn (sông Tiền, sông Hậu) rồi ngược dòng lên thượng nguồn trở về sông Tonle Sap .

- Cá Linh ống trưởng thành có mình tròn, cỡ 8 - 5 cm, con lớn nhất dài 22 cm, nặng 160g. Các loài Cirrhinus chiếm ưu thế ở trung và hạ lưu sông Mekong là loài cá có tuổi đời ngắn, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên thay đổi hàng năm của sông Mekong. Cirrhinus đẻ trứng vào đầu mùa lũ, trứng và ấu trùng di chuyển theo dòng nước đến vùng ngập kiếm ăn và sinh trưởng.

- Khi bắt đầu mùa khô, chúng từ vùng ngập nước đang xuống, quay trở lại sông và bắt đầu cuộc di cư đi tìm nơi ẩn náu vực sâu trong lưu vực. Khi mùa lũ tiếp theo chúng thành thục và bắt đầu sinh sản. Thức ăn tìm được trong dạ dày cá Linh chủ yếu là mùn bã hữu cơ, phiêu sinh thực vật.

- Cá Linh Ống ngoài ăn phiêu sinh thực vật, vật chất hữu cơ thỉnh thoảng còn ăn sinh vật đáy và động vật không xương sống. Ngoài ra cá còn ăn thực vật thuỷ sinh thượng đẳng, sinh vật đáy và phiêu sinh động vật.

II. Chuẩn bị ao nuôi
- Tát cạn ao, sau đó tẩy dọn ao để tạo ra môi trường ao nuôi thuận lợi. Dùng vôi bột tẩy ao: 7 - 10kg/100m2 (Tuỳ độ phèn của đáy ao mà tăng hay giảm lượng vôi cho phù hợp). Vôi có tác dụng tiêu diệt cá dữ, cá tạp, các đối tượng địch hại, ký sinh trùng, ngoài ra còn làm xốp đáy, tạo ra sự thoáng khí của đáy. giúp cho vi sinh vật chuyển hóa đạm, lân hoạt động.

- Bón lót: làm tăng chất dinh dưỡng cho ao, gây thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao. Bón lót trước khi thả cá 3 - 4 ngày, không bón quá sớm hoặc quá muộn. Bón phân chuồng 30 - 50 kg/100m2.

- Theo kinh nghiệm ta nên sử dụng 6 - 8 kg Super Benthos cho 1.000 m2, rãi khô hoặc hòa với nước sau đó tạt đều lên khắp mặt ao, 2 - 3 ngày sau tiến hành thả tôm post / cá bột vào ương nuôi ( cách sử dụng cụ thể có trên bao bì).

- Lọc nước vào ao cẩn thận để tránh cá tạp và sinh vật hại cá vào ao. Mực nước 1,2 - 1,5m.

- Thiết lập hệ thống sục khí để cung cấp thêm oxygen cho hệ thống.

- Sau khi cho nước vào khoản 3 ngày thấy nước có màu xanh dọt chuối là thả cá được (nếu sử dụng super benthos thì chỉ cần 24h).

III. Thả giống
- Mật độ thả 500-1000 con/m2.

- Chọn mua cá linh bột ở những cơ sở sản xuất giống có uy tính, có kiểm dịch: Trung Tâm Giống Ô Môn, Trung Tâm giống An Giang. Nên vận chuyển cá lúc sáng sơm hoặc chiều mát.

- Trước khi thả nên ngâm túi đựng cá dưới ao khoản 15 – 20 phút cho nhiệt độ bên trong và ngoài ao cân bằng nhau.

- Cách thả giống: Tháo dây thun, 1 tay năm chặt miệng bao, một tay nắm góc dưới của bao. Cắm bao lật ngược xuống nước. rút bao nhanh lên để tránh cá dính vào bao. Thả cá ở khu vực cách bờ 1m, và tránh làm khuấy động nền đáy ao.

IV. Chăm sóc quản lý
- Thức ăn chủ yếu của cá linh là phiêu sinh thực vật, vật chất hữu cơ thỉnh thoảng còn ăn sinh vật đáy và động vật không xương sống. Ngoài ra cá còn ăn thực vật thuỷ sinh thượng đẳng, sinh vật đáy và phiêu sinh động vật. Vì vậy Phải đảm bảo nước ao có chất lượng tốt, đủ dinh dưỡng cho cá. Tăng dần mực nước trong ao để mở rộng môi trường hoạt động của cá.

- Trong quá trình nuôi cần tạo nguồn thức ăn tự nhiên đầy đủ, chủ yếu là ổn định màu nước xanh đọt chuối của ao nuôi. Để duy trì màu nước ao nuôi nên hiện một số phương pháp sau:
+ Định kỳ hàng tuần bón phân vô cơ ( DAP) 3 - 5kg/1.000m2.
+ Định kỳ bón phân hữu cơ ( Phân chuồng) 30 - 50kg/100m2/tuần, phân xanh bón từ 30 - 40 kg/100m2/tuần, ( Gồm các cây họ đậu: muồng tròn, đậu đen, sua đủa, điên điển, bèo hoa dâu…). Bó thành từng bó cột ở các góc ao. Ngoài ra, do cá linh nuôi trong điều kiện thâm canh nên chúng ta có thể bổ sung thêm thức ăn công nghiệp có độ đạm thấp 18 - 22%, để đảm bảo cá đầy đủ thức ăn và phát triển đồng điều.

- Cá linh có hệ thống hô hấp kém, không có cở quan hô hấp phụ và nuôi với mật độ cao nên nước ao nuôi cần sạch sẽ và đủ dưỡng khí vì vậy phải thay nước khi nước bẩn và bố trí hệ thống sục khí để cung cấp Oxy cho cá.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống sục khí để đảm bảo đủ oxy cho cá. Trong trường hợp cúp điện hay hệ thống sục khí hư hỏng có thể tiến hành thay nước ao hay sử dụng zeolite tạo oxy đáy cho ao.

V. Thu hoạch
- Tùy theo nhu cầu của thị trường mà ta có thể thu hoạch theo kích cở cá hương (1000 con/kg hay 500,200 con/kg…..).

- Sau khi nuôi 1 – 2 tháng ta có thể thu hoạch tùy theo kích cở cần bán. Tỉ lệ sống bình quân 50%. Theo Ths. Phạm Thị Thu Hồng: Người nuôi cần quan tâm đến khâu quản lý và chăm sóc để đạt hiệu quả cao:
+ Mật độ 150 – 200con/m2 là thích hợp. Cá linh sống ngoài tự nhiên là loại cá cần oxy nhiều, thích sống ở nơi nước chảy, chỉ cần đem lên bờ khoảng 3 phút là cá sẽ chết. Nhưng, nếu ban đầu thả cá giống vào trong vèo lưới rộng 10 - 15m2 để tiện lợi chăm sóc sẽ giúp cá nuôi thích nghi với môi trường, oxy thấp và không có nước chảy thì cá sẽ sống tốt và phát triển nhanh. Cá linh dễ cho ăn, cá giống ăn chủ yếu là trứng vịt khuấy đều trộn với bột đậu nành giống như cá tra. Khi cá khoảng 15 - 20 ngày tuổi thả cá ra ao hồ, tập cá ăn cám xay nhuyễn trộn với bột cá với liều lượng 7 - 10% trong lượng cá thả nuôi...
+ Cá gần 1 tháng tuổi cho ăn cá biển xay nhuyễn trộn với cám, với lượng cá tạp chiếm từ 40 - 50%, mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng và chiều. Hàng tuần có thể trộn thêm vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa. Để giảm chi phí thức ăn, người nuôi nên bón phân hữu cơ đã ủ hoai định kỳ hàng tuần với liều lượng 10 - 15kg/100m2 để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá nuôi.

Kỹ thuật nuôi cá Linh trong ao đất, Nguồn: Khuyến nông Việt Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét