Pages

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Kỹ thuật nuôi chuột bạch

Kỹ thuật nuôi chuột bạch

Mục đích: Tận dụng thời gian nhàn rỗi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.

Mô tả quá trình nuôi:

Bước 1: Làm chuồng:

Làm chuồng bằng tre hoặc ván gỗ giồng như chuồng gà, rộng 2m, dài 2,5 m bố trí nơi ngủ và sân chơi trong chuồng, chuồng làm ở dưới ầm sàn nhà sàn tiện cho chăm sóc và trông nom. Chuồng làm có sàn cao hơn mặt đất từ 25 – 30 cm ( để tiên cho rọn dẹp phân chuột ). Chiều cao của chuồng khoảng 40 – 50 cm, phía trên cũng có sàn đậy kín chỉ để lại 1 khoảng nhỏ ( 20 * 40 cm ) làm cửa để đưa thức ăn cho chuật. ( Chú ý : Chuồng phải được ken dầy tránh cho chuột có thể len ra ngoài ).



Bước 2: Chọn giống:

Chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, toàn thân có một màu lông trắng , sáng màu. Không bị dị tật hoạc mắc các bệnh khác. Trước khi mua giống cần cho chuột ăn thử để kiểm tra xem chuột có kén ăn hay không, chỉ chọn những con ăn tốt.
Tôi đã mua 5 con chuột giống với 3 con cái và 2 con đực để đảm bảo cho chuột có đủ điều kiện khi cặp đôi sinh đẻ.

Bước 3: Cách nuôi dưỡng.

Mỗi ngày cho chuột ăn 3 bữa ( sáng, trưa, chiều ) chú ý cho chuột ăn đều và đầy đủ, thức ăn của chuột là các loại cỏ như: Cây chít làm chổi, cỏ “ nhả say “ và có thể nấu cám cho chuột ăn như nấu cám lợn với các loại sau: sắn 3 kg, cơm nguội 2 bát.
Chú ý kiểm tra xem xét chuột có những biểu hiện khác lạ như mệt mỏi, kém ăn hay ít vận động vào lúc cho ăn đề phòng chuột mắc bệnh hoặc thức ăn không phù hợp để phòng bệnh cho chuột và điều chỉnh thức ăn kịp thời.

Kết quả : Một con nái trung bình 40 ngày đẻ 1 lứa, 3 con nái mỗi lứa đẻ được trung bình 15 con, 1 năm đẻ được 10 lứa = 150 con con.

Chi phí:
- Mua con giống: 5 con * 20.000 con = 100.000 đồng
- Thức ăn: 3kg sắn /ngày * 360 ngày * 300 đ/1kg = 324.000 đồng
Cơm nguội 2 bát * 360 ngày * 1.000 đồng = 720.000 đồng
Công nuôi và công cắt cỏ không tính vì tận dụng thời gian nhàn rỗi.

Tổng chi: 1.126.000 đồng
Tổng thu : 150 con con * 12.500 đông/ con = 1.875.000 đồng
Lợi nhuận = Thu – Chi : 1.875.000 – 1.126.000 = 749.000 đồng. (trên 5 con giống)

***********

Một số lưu ý trong khi nuôi

Khác với các loại chuột có hại, con chuột bạch rất sạch và cần thiết trong các cuộc thí nghiệm y học. Tại các chợ chim thú ở TP Hồ Chí Minh, chúng được bày bán nhiều như một loại chuột làm cảnh. Nhiều người đa thắc mắc: Những con chuột bạch này ở đâu mà nhiều thế? Phải chăng đã có người nuôi chuột bách đẻ? Quả thực vậy, chúng tôi đã đến khu vực phừơng Hố Nai 3 (Đồng Nai), là một trong những nơi chuyên nuôi và cung cấp giống chuột này...

Sở dĩ bà con ở khu vực phương Hố Nai 3 (Đồng Nai) hầu như ai cũng biết chú Nguyễn Đức Hoạt vì chú sống bằng nghề chăn nuôi rất lạ: Nghề nuôi chuột bạch “Thực ra, nếu không có sự hướng dẫn của người anh ruột tôi là ông Nguyên Đức Thức ở quận 3, TP HCM thì tôi cũng không biết đến nghề này. Cách đây 4 năm, nhân dịp đến thăm anh Thức, thấy anh ấy nuôi hàng ngàn con chuột bạch cung cấp cho Viện Pasteur, Trường Đại học Y dược, các chợ chim thú ở Sài Gòn... tôi ham qúa, bèn xin về nuôi và dần dần phát triển đàn chuột". Chú Hoạt và gia đình sống băng nghề nuôi bán chuột bạch từ hơn 4 năm nay. Chú Họat cho chúng tôi biết: "Ban đầu tôi cũng không biết nuôi chuột bạch thế nào nên phải nhờ anh Thức lên tận nhà hướng dẫn. Từ việc chăm sóc, nuôi dưỡng chuột cho đến cách thức cho chuột cái đẻ đều phải có "bài bản" cả đấy, chứ đâu phải lơ mơ!". Thực ra nuôi chuột bạch cũng đơn giản thôi, nhưng chỉ mệt ở công việc dọn dẹp vệ sinh mỗi ngày.

Chuột bạch cũng là loài găm nhấm trong danh sách họ hàng nhà chuột; nhưng chỉ có điều giống chuột này sạch sẽ, không có mầm bệnh. Theo nhiều nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các loài gặm nhấm ở nước ta cho biết loại chuột bạch bắt đầu có mặt ở Việt Nam từ năm 1892 – Khi bác sĩ Yersin mới đến đất Sài Gòn. Con chuột bạch được dùng để thí nghiệm trong y học. Chính vì thế mà khi đầu tư thời gian và một số tiền không ít cho việc nuôi và phát triển đàn chuột bạch, chú Hoạt biết chắc sẽ có nguồn tiêu thụ. Chú đưa cho chúng tôi xem cuốn sổ đặt hàng và nói, “Đấy các anh xem, không chỉ có phong thí nghiệm của Trường Đại học Y dược mà cả các trường phổ thông cũng cần mua chuột bạch nữa. Thường thường cứ vào khoảng cuối tháng 3 cho đến giữa tháng 4 của niên học là các trường phổ thông đặt mua chuột bách để các em học sinh thực tập môn sinh vật”. Để biết thêm về công việc “quản lý" đàn chuột bạch, chúng tôi hỏi chú Họat. “Thế chỉ có một mình chú chăm lo cho đàn chuột bạch thôi sao?” Chú Họat cười và chỉ tay về phía cô gái đang lui cui chăm sóc đàn chuột mẹ vữa mới đẻ và nói: một mình tôi làm sao cho xuể . Tất cả đều nhờ vào một tay cô cháu gái đấy!”. Co cháu gái Nguyễn Thị Minh Nguyệt dầu rất bận rộn với việc học ở trường Cao đẳng Sư phạm ngoại ngữ TP HCM nhưng vẫn sốt sắng chạy xe lên tận Hố Nai giúp chú mình chăm sóc đàn chuột Hơn 30 địa chỉ là các phòng thí nghiệm, chợ chim thú, trường học, trại nuôi trăn vàng... Nguyệt đều thuộc nằm lòng. Về kỹ thuật nuôi chuột bách, nhất là cách thức để “vỗ béo" chuột. Nguyệt nắm rất vững. Cô dẫn chúng tôi vào phía sau nhà: Trên nóc được lớp mái tôn fibrô xi măng và xung quanh được rào chắn mành mành kẽm để ngăn chặn sự "đột nhập” của các “ông kẹ” mèo và bọn “mafia" chuột cống. Chuồng nhốt chuột bạch cũng được rào bằng lưới kẽm, bên dưới chuồng được đặt những tấm thiếc để hứng phân chuột. Mỗi ngày hai chú cháu và mấy đứa con của chú Họat thay phiên nhau cho chuột ăn, dọn dẹp chuồng, dội nước sạch sẽ để tránh ô nhiễm. Mỗi chuồng có kích thước dài độ 1,5 mét, chiều ngang 1 mét, cao 0,5 mét, chứa khoảng từ 1000 đến 1200 con. Thức ăn của chuột bạch rất đơn giản. Cám được vo thành thỏi dài rồi đem phơi khô, cơm, lúa, rau muống tươi. Mỗi ngày bình quân 100 con chuột bạch ăn hết 1,5 kg cám. Chuôt bạch sinh sản rất nhanh. Chuột bạch cái có thai được nhốt riêng trong 1 cái thau cho đến khì đẻ, bên dưới thau co lót trấu để làm ổ vừa êm, vừa hút ẩm. Chuột bạch đẻ có khẩu phần “ưu tiên” hơn để chúng có sức nuôi con. Chuột bạch mới vừa đẻ được “tẩm bổ" bằng sữa đậu nành. Một con chuột bạch cái có thể đẻ được trên 10 con chuột bạch con nhưng thường thường chúng chỉ đẻ từ 9 đến 10 con. Nguyệt giải thích: “Chuôt bạch con chỉ cần 1 đến 2 tuần tuổi là có thể tách bầy. Thời gian nuôi chuột con đến lúc trưởng thành và đem bán chừng 3 tuần tuổi. Chuôt con vừa lớn, chuột mẹ lại đẻ tiếp sau đó 2 tuần. Thế cho nên chuột đẻ theo cấp số nhân, người nuôi rất lời". “Có khi nào chuột mẹ ăn thịt chuột con không?”. Chúng tôi thắc mắc hỏi. Nguyệt cầm chén nước cho chuột mẹ uống và kể: “Dạ có chứ, nếu ngườii nuôi quên cho chuột mẹ uống nước, nó khát quá phải ăn thịt chuột con. Cũng giống như thỏ vậy!”




Theo kinh nghiệm nhiều năm nuôi chuột bạch, Nguyệt cho chúng tôi biết những cái “tối kỵ” mà người nuôi phải tránh đó là không để chuột bạch bị lác, bị ghẻ. Chưa hết, người nuôi phải luôn luôn đề cao cảnh giác sự xâm nhập của các loại chuột độc hại khác gây mầm bênh cho chuột bạch. Nêu ai đã từng nuôi chuột bạch đều biết, 1 con chuột bạch bị lây nhiễm vi trùng từ chuột độc (như chuột nhắt, chuột cống chẳng hạn) thì ngay lập tức hai ngày sau cả đàn chuột bạch sẽ bị lây nhiễm dây chuyền! Chuột bạch bị lây bệnh sẽ bị rụng đuôi, chột mắt, rụng hết lông và chết. Không riêng gì sự lây nhiễm của các loại chuột độc hai, các loại như gián, thăn lằn cũng gây bệnh làm chuột bách chết bất thình lình.

Được biết số lượng hao hụt do chuột con chết hay do kẹt chuồng làm chuột mẹ đẻ chết 5%. Giá một con chuột bạch được bán cho lái từ 3000 đến 4000 đồng, nếu đem bán tận nơi cho các phòng thí nghiệm trường ĐH Y dược, Viện Y học dân tộc hoặc các điểm mua bán chim kiểng (như chợ Cầu Mống, chợ chim thú Tân Hưng...) thì giá 1 con chuột bách la 4500 đồng. Mỗi tuần nhưng "lái” chuột từ các chợ chim thú cá kiểng ở quận 5, quận 1 đã lên Hố Nai vào tận nhà chú Hoạt “đếm" chuột. Chuột bạch được tiêu thụ chủ yếu từ quận 3 TP HCM, ngay tai nhà chú Thức (hẻm 413, số nhà 20G đường Lê Văn Sĩ ) vì chuột bạch được nuôi từ Hố Nai chở về chỉ theo “đơn đặt hàng" của khách.

Không chỉ nuôi chuột bạch, nhà chú Họat còn nuôi cả chuột lang (Cobaye) đủ màu. Để đáp úng và thu hút thị hiếu của người chơi chuột cảnh, gia đình chú Hoạt, chú Thức còn sản xuất ra loài chuột.... nhuộm. Tức chuột bạch được tuyển chọn con nào đẹp, to và sau đó dùng nhuộm lên lông chuôt. Chuột được nhuộm đủ màu: đỏ, vàng, xanh, những người mua vẩn thích nhất là chuột màu vàng. Theo lời chú Họat cho biết mỗi tháng gia đình chú có thể “tiêu thụ" được trên 2000 con chuôt bạch đi khắp nơi, thu nhập được từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng/tháng sau khi đã trừ các chi phí.

Nuôi chuột bạch không khó nhưng nghề này củng đòi hỏi cần có ít nhiều kinh nghiệm không thể thiếu được. Điều quan trọng nhất đối với người nuôi là nguồn tiêu thụ, mình nuôi, al mua? ai bán? Chính vì làm được điều ấy mà gia đình chú Thức, chú Hoạt đã sống được

Ngoài việc góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, điều mà chính cô Nguyệt đã tâm đắc nói với chúng tôi là: “Gia đình em cũng đã góp phần không nhỏ phục vụ cho công tác thí nghiệm trong y hoc va giảng dạy trong ngành gíao dục". Trong một xã hội đang trên đà phát triển, nhiều ngành nghề đa dạng và hấp dẫn đã ra đời. Có thể nói một trong những nghề hấp dẫn và mới lạ ở đất Đồng Nai này là....nghề nuôi chuột bạch vây.

Kỹ thuật nuôi chuột bạch by st

8 nhận xét:

  1. mua giong o dau may bac!!!!!

    Trả lờiXóa
  2. chuot còn nhỏ nuôi khó hay dễ?
    em nuoi nó trong cái lồng chim rồi e treo lên. Vậy có ổn không? e cho nó ăn cơm nguội ngày 4 lần. Sáng trưa chiều tối như vậy co dc khong? Admin giúp em cái

    Trả lờiXóa
  3. Cổng trường mình hôm trước bán đầy , cả một dãy luôn , bh người ta không bán nữa , mình cũng mua , nhưng chỉ mua 3 bé làm cảnh thôi , chứ không mua nhiều !!!

    Trả lờiXóa
  4. mua chuot 20k o dau the bh toan chuot dat thui a :((

    Trả lờiXóa
  5. Liên hệ 0909798916 để mua đc chuột giá rẻ. :D

    Trả lờiXóa
  6. xin hoi muon kinh doanh co bao tieu hem za

    Trả lờiXóa
  7. chuột bách là để kiểng hay sao ta
    Hoàng Nguyên Green

    Trả lờiXóa