Kỹ thuật nuôi Dông
Dông là tiếng địa phương gọi con kỳ nhông có nơi như vùng Nghệ - Tĩnh gọi là nhông. Dông có nhiều giống, dông vùng đất cát gọi là dông cát benly. Tên Latin: Leiolepis belliana. Họ: dông Agamidae. Bộ: Có vảy Squamata. Nhóm: Bò sát: Kỳ nhông hay còn gọi là dông sống trên đất cát ven biển, phù hợp với các vùng đất ven biển miền Trung nước ta.
Dông gần giống con tắc kè, da hồng đỏ, trên lưng có lớp gai chạy dọc theo xương sống và dọc theo hông có các vệt lớn màu đen, cam.
2. Tập tính sinh hoạt và môi trường sống
Dông là một loại bò sát sống thích nghi vùng đất cát tự nhiên ven biển của các tỉnh dọc Duyên hải miền Trung. Nói rõ ra ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận,các tỉnh nằm dọc Duyên hải miền Trung và một số thuộc miền Đông Nam Bộ như Bà Rịa Vũng Tàu,... nơi có nhiều cánh đồng cát trắng mênh mông mới có dông tập trung sinh sống. Loài bò sát này thường ra khỏi hang để sưởi ấm vào buổi sáng để điều hoà nhiệt độ cơ thể (chúng thuộc loài máu lạnh), tìm thức ăn và gây ấn tượng đối với các con cái xung quanh cả ngày, rồi rút vô hang vào xế chiều, đóng cửa hang lại bằng cát.
- Trong môi trường tự nhiên, dông cát thường sống ở các đồi cát ven biển hoặc các gò đồi, nương rẫy ở khu vực đồng bằng.
- Chúng thường tập trung ở các bãi hoang, các cây bụi, các khu vực trồng phi lao, trồng keo, các ruộng hoa màu, các nghĩa địa và bãi đất hoang.
b. Điều kiện trong hang
- Dông tự đào hang. Hang của chúng ngoằn nghoèo và có cái sâu tới 1m. Cũng có hang chúng mở thêm ngách phụ để thoát hiểm. Có hang dài tới 2m. Vì hang ở sâu trong lòng đất nên nhiệt độ trong hang thường chênh lệch nhiều so với bên ngoài. Đây cũng là nơi điều hòa nhiệt độ (mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm). Nhiệt độ trong hang rõ ràng ổn định hơn nhiệt độ bên ngoài.Theo Ngô Đắc Chứng, dông sọc thường có hang nông hơn dông hoa. Chúng chỉ đào sâu 40-50 cm.
- Một yêu cầu bắt buộc mà dông cát cần đó là độ ẩm. Trong điều kiện khô hạn của những vùng gần như sa mạc đó. Dông phải đào hang sâu xuống dưới lòng cát để tận hưởng độ ẩm trong lòng đất. Độ ẩm rất quan trọng đối với dông. Dông thường lui tới các gốc cây, các bụi cây để đào hang. Nhờ lá cây che chắn mà độ ẩm ở đó khá hơn những chỗ trơ trụi. Tuy nhiên dông không sống được ở những nơi sũng nước hoặc nước thoát chậm. Vì vậy khi bố trí nơi nuôi dông phải hết sức lưu ý tới điều này. Đặc biệt đáy của nơi nuôi dông không nên lát kín vài sẽ cản trở việc rút nước khi mưa.
a) Hoạt động theo mùa
- Mùa hoạt động: Dông thường hoạt động vào mùa nắng ấm, từ tháng 4 đến tháng 10. lúc đó điều kiện nhiệt độ không khí thường 27-38 độ C, nhiệt độ mặt đất 27-39 độ C và độ ảm 30-80%. Dông ngừng hoạt động hoàn toàn vào những ngày mưa. Thậm chí khi có giông hay trời âm u là chúng tìm đường trú ẩn. Không bao giờ thấy dông hoạt động vào lúc trời mưa hay mưa vừa tạnh.- Dông không chịu được nhiệt độ lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời xuống 24-25 độ C và độ ẩm lên trên 90% là chúng đã tìm đường đi trú.
- Mùa trú đông: Mùa trú đông của dông cát thường là tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào thời kỳ này, nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 25 độ C và độ ẩm có lúc cao tới 85-90 độ C. Dông lấp của hang và nằm lì trong hang. Tới mùa xuân khi nắng ấm về nhiệt độ lên cao dần, dông mới chui ra khỏi hang để kiếm ăn.
b) Hoạt động ngày, đêm
- Dông hoạt động vào ban ngày, buổi sáng chúng ra khỏi hang lúc 8-9 giờ, tới 13 giờ, 13 giờ 30 trưa thì chúng lại vào hang. Dông rất cảnh giác, nó không bao giờ nhảy ngay lên mặt đất. Nó thường thò đầu ra khỏi hang nghe ngóng rất kỹ, có khi tới 5, 10 phút sau đó mới chui ra. Lúc này nó phơi nắng, đó là đặc điểm của loài bò sát. Chúng phải tăng cường tích nhiệt dưới ánh sáng mặt trời. Một lúc sau nó mới đi kiếm ăn.
- Thời gian hoạt động của dông không nhiều, trung bình một ngày chúng chỉ chui ra khỏi hang 4-5 giờ đồng hồ để đi kiếm ăn. Thời gian còn lại chúng ằm yên trong hang để tiết kiệm năng lượng.
4. Làm chuồng, hố nuôi
- Kỹ thuật xây chuồng trại cho dông rất đơn giản, nhiều người còn ví chuồng nuôi dông như là một động cát tự nhiên thu nhỏ.
- Trong tự nhiên dông cát tự đào hang và sống đơn độc, kín đáo ở những nơi yên tĩnh. Chúng ta có thể tận dụng và tổ chức ngay chỗ nuôi tại các khu vực đó hoặc các sinh cảnh tương tự. điều quan trọng là phải cố định chúng trong một không gian nhất định. Vì vậy khu vực tổ chức nuôi dông phải được xây tường kín xung quanh. Dông là loài đào hang rất khỏe, vì vậy độ sâu của móng tường là vấn đề quan trọng. để tránh dông thoát ra ngoài chúng ta làm móng tường sâu 1,2m- 1,5m. Nếu móng xây được thì tốt nhưng tốn kém. Có thể sử dụng các tầm tôn phibrô xi măng và cắm sâu xuống cát 1m. Vit chặt các tấm đó lại với nhau để nối vòng quanh khu nuôi. Như vậy dông không đào hang để ra ngoài được. Bờ tường cũng phải cao để tránh dông trèo ra, do đó bờ tường cũng xây cao 1,2 m trở lên. Một số nơi bà con chỉ xây cao 40 – 50 cm, phần còn lại là một tấm tôn cao 1m chạy vòng quanh. Vì tôn nhẵn nên dông không thể trèo hay bò ra ngoài được.
- Ta cũng có thể bố trí nuôi dông trên bãi cát hoang, các khu đất trồng cây bụi. cũng có thể kết hợp nuôi dông trong các vườn cây. Tất nhiên khu nuôi phải được xây tường bao quanh.
- Dông rất thích có bóng mát. Trong khu nuôi nên có nhiều cây. Chúng ta nên bố trí trồng cây trong khu vực nuôi dông. Qua thực tế cây trứng cá là cây nên trồng nhất. cây trứng các mọc rất nhanh, chịu được nóng, được hạn, tán rộng, cây cao vừa phải và quả của chúng lại là món khoái khẩu của dông. Ta không nên trồng quá dày. Tán cây chỉ nên che 1/2 – 1/3 diên tích khu nuôi. Diện tích còn lại để cho dông sưởi nắng.
- Cũng có khu vực rất khó trồng cây do đất nghèo kiệt hoặc quá khô hạn, cây trồng không lên được hoặc lên rất chậm. trong tường hợp này ta nên căng một số bạt để che nắng. cũng có thể làm giàn để phủ lá hoặc lót cot lên trên. Cũng có thể xếp các cành cây khô thành đống để dông đào hang xuống chỗ đó. Đám cành lá này cũng là chỗ để dông con chạy trốn khi bị dông lớn đuổi. Như vậy dông vẫn có khu vực bóng mát nhân tạo.
- Nếu nuôi trong khu nào có trồng khoai lang hoặc rau muống thì càng tốt, chúnh vừa làm thức ăn vừa làm bóng mát môi trường cho dông.
- Trong khu nuôi cần bố trí nhiều chỗ cho dông ăn. Dông tham ăn và thường tranh giành lẫn nhau. Dông lớn thường bắt nạt dông bé. Nếu ta bố trí nhiều chỗ đổ thức ăn thì dông bé cũng có thể ăn được. chỗ để thức ăn có thể là một miếng gỗ, một tấm nilon, một mãng phibro xi măng vỡ hoặc mấy viên gạch gắn lại cho vuông và bằng phẳng,… Tùy từng điều kiện mà chúng ta có cách bố trí cho dông ăn cho hợp lý.Dông không đòi hỏi nhiều nước vì ngay trong thức ăn đã có đủ nước rồi. Tuy nhiên ta vẫn nên bố trí dụng cụ đựng nước để cho dông uống. Ta cũng có thể dùng các loại chai nhựa có khoan một lỗ thủng ở cổ chai, cho nước vào đầy chai và lộn ngược lại để trong một chén miệng hẹp để hạn chế việc bốc hơi nước.
- Vào mùa nắng, nên xịt nước vào chuồng vào mỗi buổi sáng để tạo độ ẩm và nhằm tạo thói quen cho dông lên ăn khi trời mưa. Thông thường, dông chỉ lên kiếm ăn vào khoảng 8-10 giờ sáng trong ngày.
5. Thức ăn
- Nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn thực vật: các loại rau, quả như rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, lá, hoa, nụ, quả. .. Đặc biệt, chồi non xương rồng và cỏ dại được xem là món "khoái khẩu" nhất của dông:, . . . dông còn ăn côn trùng (bướm, sâu non, giun đất...), trứng của loài bọ cánh cứng. Ngoài ra, còn cho dông ăn cám gạo, cám hỗn hợp và các loại đậu… cho ăn đầy đủ các loại thức ăn để cung cấp dinh dưỡng cho dông.
- Rõ ràng nguồn thức ăn để nuôi dông dễ kiếm hơn rất nhiều so với các loài vật nuôi khác. Tuy nhiên để nuôi đạt năng suất cao ta cần tăng cường các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho chúng. Nhiều gia đình thường thái cây chuối trộn với cám gạo cho dông ăn. ở những vùng có sẵn bí đỏ người ta băn bí đỏ ra cho chúng ăn. Nếu có lạc lép, hoặc đậu thứ phẩm, ta ngâm nước cho trương nở và giả nhỏ ra. Dông ăn loại này rất mau lớn. Tất cả nguồn thức ăn động vật đều hấp dẫn đối với dông. Cần băm nhỏ thức ăn ra để tiện cho dông ăn. Dông cũng thích ăn giun đất (trùn đất). Chúng ta nên tổ chức nuôi trùn quế để cung cấp thức ăn cho dông. Ngoài ra cơm nguội và các thức ăn thừa của con người đều có thể cho dông ăn. Đặc biệt dông rất thích ăn các loại thức ăn có màu sắc, vị ngọt như cà chua, đu đủ, dưa hấu, xoài. Cà rốt, bí đỏ,... và các loại hoa như hoa phượng, hoa dâm bụt, hoa giấy,...
- Thức ăn dông rất phong phú. Tuy nhiên để cung cấp với số lượng lớn và đều đặn hàng ngày, chúng ta nên có kế hoạch gieo trồng, nuôi cấy và tích lũy thức ăn khi tổ chức nuôi dông. Trước màu đông dong thường thu thức ăn về để ở dưới hang. Nó sẽ ăn dần trong mùa đông. Khi ăn hết thức ăn nó sẽ gặm cả đuôi của nó. Nhiều con cụt hết đuôi. Đến muà ấm nó ngoi lên và đi kiếm thức ăn. Cái đuôi cụt mọc dài dần ra như cũ.
6. Chăm sóc
- Nuôi dông không tốn nhiều công chăm sóc. Điều cần thiết chính là khâu bảo vệ. phải ngăn chặ mọi ngã mà dông có thể tẩu thoát. Phải xây kín hoặc giăng lưới cẩn thận để tránh chúng lẻn đi. Khoảng cách giữa cây trong khu nuôi và bờ tường đạt ít nhất là 3m. Dông có thể leo lên cây và nhãy qua tường để ra ngoài.
- Quá trình chọn lọc tự nhiên trên vùng khí hậu khốc liệt đã tạo ra con dông có tính thích ứng cao. Chúng rất ít bị bệnh tật đe dọa.
- Tuy nhiên do nuôi nhiều và tập trung nên chúng ta cần phải luôn chú ý đến những biểu hiện bệnh lý của con dông.
- Hiện nay hiện tượng dông lớn cắn dông bé là vấn đề hằng ngày. Ta phải tìm mọi cách để phòng tránh.
- Dông là loài sống ở các vùng đất khô hạn nhưng khả năng chịu nắng của dông cũng có hạn. Nếu ta để dông mắc lưới (khi thu hoạch) mà không kịp gỡ chân cho chúng thì chỉ cần 2 giờ sau chúng có thể chết. Đây là điều hết sức lưu ý đặc biệt là các khu nuôi rộng.
- Việc trồng cây và tạo độ ẩm thích hợp cho khu vực tổ chức nuôi là việc cần quan tâm thường xuyên. Cố gắng đừng để tình trạng khu nuôi rơi vào tình trạng quá khô hạn, quá nắng nóng. Ngay từ khâu lựa chọn chỗ nuôi ta cần phải tính toán vấn đề này.
- Kẻ thù của dông không phải là ít. Ngoài chim diều hâu còn có chó, mèo, chuột. Để chống mèo chuột người ta thường giăng lưới nilon (loại lưới dùng để bắt cá) dọc theo bờ tường và căng về phía trong khoảng 2m. mèo và chuột rất sợ rơi vào loại lưới này vì chúng không đi được. Phải thường xuyên theo dõi xử lý các trường hợp xãy ra.
- Giử cho môi trường nuôi dông được yên tĩnh và bình an là cả một vấn đề quyết định, vì vậy không thể lơ là.
7. Sinh trưởng và hiện tượng lột xác của dông cát
- Sinh trưởng : Dông sinh trưởng nhanh, mau lớn và rất ít bị dịch bệnh nên không cần chăm sóc nhiều (chỉ đề phòng mèo, chuột cống và rắn). Hiện nay một số người nuôi dông có phát hiện dông thường bị bệnh sổ mủi vào mùa lạnh nhưng tự khỏi. Tỷ lệ sống của dông khá cao, đạt từ 90-95%.
- Lột xác: Lột xác là một hoạt động sinh lý bình thường và cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể dông. Thậm chí lột xác còn là một chỉ tiêu quan trọng biểu thị trạng thái sức khỏe của dông. Dông muốn lớn phải lột xác. Chúng lột xác nhiều lần trong năm. Đặc biệt vào mùa hoạt động dông lột xác liên tục. Lúc đó chúng ăn khỏe và lớn nhanh. Trong điều kiện tự nhiên, các nhà khoa học đã xác định được tần suất lột xác ở dông cát trung bình là:
+ Con cái: 7.83 lần/mùa hoạt động
+ Con đực:8.15 lần/mùa hoạt động
- Quá trình lột xác diễn ra trong 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những biểu hiện khác nhau.
a) Thời kỳ chuẩn bị lột xác (3-6 ngày)
- Lúc này da chúng ở 2 bên sườn, ở các chấm ô van trên lưng và ở cổ có màu vàng cam. Mặt trên của các chi cũng sẽ chuyển sang màu vàng đậm. Phần da màu trắng xám dưới bụng, dưới chi và đuôi sẽ chuyển màu xám tối.
- Dông uể oải, ít ăn, ít hoạt động (mỗi ngày nó chỉ ra ngoài 1-2 giờ). Nó nằm lì trong hang. Cũng lúc này dông có mùi hôi đặc biệt. Mùi đó giống mùi động vật bắt đầu thối rửa.
b). Thời kỳ lột xác chính thức (7- 10 ngày)
Lúc này dông sẽ bỏ lớp vỏ da cũ để thay bằng một lớp mới. Dông sẽ chui ra khỏi hang tìm nơi thuận lợi để lột xác. Nó tìm thấy gốc cây, mõm đá, bờ tường, nền đất cứng,... chà mạnh đầu, cổ. Lưng và vùng bụng vào đó để da bong ra từng mãng tại chỗ nó cà. Sau đó phần da ở nách, ở các ngón chân cũng dần dần bong ra. Thứ tự sẽ lột là:
- Lột xác phần đầu.
- Lột xác phần thân.
- Lột xác nốt phần thân và phần đuôi.
c). Thời kỳ sau khi lột xác (20-31 ngày)
- Thời gian này được tính từ lúc hoàn thành lần lột xác trước đến lần lột xác tiếp theo. Sau khi lột da xong, da của nó bóng đen, các hoa văn ở cổ, đầu , lưng và hai bên sườn đều có màu vàng cam. Điều này quan sát thấy rõ ở con đực. Phần da dưới bụng của chúng sẽ chuyển sang màu sáng trắng. Dông đi kiếm ăn ngay, nó ăn khỏe và hoạt động rất sôi nổi.
- Tóm lại ta có thể thấy toàn bộ chu kỳ lột xác của dông cát kéo dài từ 30-45 ngày. Nó thường lột xác vào khoảng tháng 4 đến tháng 11. lúc đó nhiệt độ thường là 28-33 độ C và độ ẩm không khí từ 80-85%. Dông sẽ lột xác 7-8 lần/năm. Vào thời điểm ngủ đông dông cát không lột xác.
8. Sinh sản
- Theo các nhà khoa học hầu hết các loài dông cái đều đẻ trứng, trứng nở ra dông con. Riêng loài dông được phát hiện ở khu vực Thừa Thiên Huế (loài Leiolepisguentherpetersi) có thể là loài sinh trinh (parthonogenecis) (tất cả đều là cá thể cái và tự phân li trứng khi đẻ).
- Dông sau khi nuôi 8 – 10 tháng thì đến tuổi động dục có thể sinh sản.
- Dông thường cặp đôi vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 6) và đẻ trứng vào tháng 6 đến tháng 8.
- Thời gian mang thai 10 ngày. Dông đẻ nhiều lứa một năm, mỗi lần đẻ từ 6-8 trứng. Trứng dông có hình thuôn dài (dài từ 2,2cm -2,4cm, rộng 1,1cm -1,3 cm, nặng khoảng 3 g), 45 ngày sau trứng nở ra dông con, Dông con mới nở thân hình màu trắng dợt, sống quanh quẩn dưới hang trong một vài ngày đầu. Khi bộ chân đã cứng cáp, chúng theo dông mẹ chui ra khỏi hang và tập nhấm nháp thức ăn. Độ 1 tháng tuổi dông đã bằng ngón tay cái, đến hai tháng tuổi dông đã bằng ngón chân cái và có thể xuất chuồng bán giống.
- Dông lớn nhanh vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 8. Đây là thời kỳ thuận lợi nhất cho hoạt động của dông cát. Tới khi trưởng thành tốc độ lớn của nó chậm hơn còn non.. Đến năm kế tiếp, đàn dông con trưởng thành và lại tiếp tục sinh sản
9. Thu hoạch
- Sau khi nuôi 8-10 tháng là thời điểm thu hoạch dông.
- Ta cũng có thể bắt dông bằng lưới. Dùng lưới có mắt nhỏ và rải đều xuống mặt đất, sau đó ta rải thức ăn xung quanh, dông kéo ra ăn. Lúc đã thấy chúng ra hết ta gây tiếng động mạnh. Dông cuống quýt bỏ chạy. Vì vội vã, chúng sẽ mắc chân vào lưới. Ta gỡ và thu những con dông lớn. Các con nhỏ cũng gỡ ngay và thả chúng lại trong hang. Tránh để sót con bị mắc lưới. Vì nếunhư vậy chỉ 2 - 3 giờ sau chúng chết vì say nắng, nóng. Cần hết sức lưu ý điều này. Tốt nhất ta nên dùng nhiều bẫy để bắt dông. Đó là cách bắt dông tốt nhất và an toàn nhất.
- Việc vận chuyển dông đi xa cần phải đựng trong các lồng thoáng, không nên để chúng trong các túi vải kín, dông sẽ chết.
Kỹ thuật nuôi dông by Sưu tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét