Pages

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Lúa bị ngộ độc hữu cơ và cách phòng ngừa

Lúa bị ngộ độc hữu cơ | lua bi ngo doc huu co

Lúa bị ngộ độc hữu cơ là gì ?
Chất các bạn đã nghe từ "phân bón hữu cơ" rồi, tất cả các sinh vật sống kể cả động vật và thực vật đều gọi chung là "hữu cơ".

Thông thường sau khi cắt lúa bà còn thường bừa trục hoặc xới đất và sau đó tiếp tục xạ lúa. Như vậy gốc rạ sẽ bị máy trục đè xuống đất và sau đó sẽ phân hủy từ từ thành mùn đất. Trong quá trình phân hủy thì sẽ sinh ra độc (độc hữu cơ) sau một thời gian thì chất độc này tự nó sẽ biến mất. Hay nói cách khác chất độc hữu cơ đó chuyển thành chất không độc nhờ quá trình phần giải hóa học và vi sinh.

Ví dụ: Khi bà con ủ mắm lúc đầu mắm sống rất hôi và thối (do quá trình phân hủy sinh ra) nhưng để một thời gian tự nó sẽ thành mắm không còn hôi thối nữa (nhờ các vi sinh vật phân hủy).



Vì vậy khi mới bừa trục xong bà con xạ lúa xuống liền thì các chất độc hữu cơ sẽ làm cho cây lúa bị chết hoặc kém phát triển.

Các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL cảnh báo tình trạng ngộ độc hữu cơ trên cây lúa đối với các vùng chuyên canh cây lúa 3 vụ gối nhau liên tiếp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là bà con nông dân thường gieo sạ ngay sau khi thu hoạch vụ trước dẫn đến cây lúa bị ngộ độc chất hữu cơ do lượng rơm rạ không được xử lý và phân hủy trong điều kiện yếm khí (ngập nước), tạo ra các chất độc hữu cơ: Axit hữu cơ, Hydro sulphite (H2S), etylen. Triệu chứng chủ yếu và dễ nhận biết của hiện tượng ngộ độc hữu cơ là khi nhổ cây lúa lên, rửa sạch rễ và quan sát thấy: rễ bị thối đen, các lá bị vàng xỉn màu, lá không có khuynh hướng xòe ngang mà dựng đứng lên.

Để phòng và khắc phục bà con cần áp dụng một số biện pháp sau:


- Nên giãn thời vụ gieo cấy để có đủ thời gian cho rơm, rạ kịp phân hủy thành chất hữu cơ dễ tiêu, tốt nhất là nên cấy 2 vụ lúa xen với 1 vụ màu.

- Nên cắt rạ, thu gom rơm tập trung để ủ phân, cũng có thể xuống giống ngay sau khi làm đất, nhưng để đảm bảo cho lúa không bị ngộ độc chất hữu cơ nên để đất trống ít nhất 2 tuần trước khi xuống giống. Kinh nghiệm của bà con nông dân ở Vĩnh Long là dùng thuốc trừ cỏ (2 lít/ha, pha 100ml/bình 16 lít, 2 bình/công) phun lên gốc rạ giúp cho gốc rạ mau phân hủy.

- Trong trường hợp cày vùi gốc rạ trên mặt ruộng thì nên để đất trống 3 tuần mới nên gieo sạ lại.

- Đối với các ruộng lúa đang bị ngộ độc hữu cơ, trước tiên bà con cần tháo hết nước ở ruộng để cho ruộng khô nứt chân chim, cho đất thông thoáng nhả bớt khí độc CO2, rải phân supe lân hoặc phun phân bón qua lá kahumat, hydrophos… có hàm lượng lân cao, tháo nước mới vào và làm cỏ sục bùn. Trong điều kiện lúa không bị rầy nâu tấn công thì nên tháo nước cho mặt ruộng khô nứt chân chim ít bữa rồi lại đưa nước mới vào theo chu kỳ 3-4 lần/vụ sẽ hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ rất cao.

Tuy nhiên, trong trường hợp ruộng đang bị rầy nâu tấn công với mật số lớn thì nên ưu tiên giữ đủ mức nước để phòng chống rầy tốt hơn trong thời gian phun thuốc dập dịch sau đó mới tháo nước như hướng dẫn trên đây. Trong thời gian này cần ngừng bón đạm. Chờ 6-7 ngày sau, nhổ cây lúa lên thấy ra rễ mới có màu trắng là đã cứu lúa thành công. Tiếp tục bón DAP (1-1,5 bao/ha) + urê (1 bao/ha).

Lúa bị ngộ độc hữu cơ và cách phòng ngừa Theo báo Nông nghiệp Việt Nam by cc

1 nhận xét: