Kinh nghiệm chọn Tôm Càng Xanh giống
Kinh nghiệm chọn tôm càng xanh giống by NS 24h | Kinh nghiem chon tom cang xanh giong
Chất lượng tôm giống là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến tỉ lệ hao hụt, năng suất và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm càng xanh. Nếu con giống tôm càng xanh kém chất lượng như: kích cỡ không đều, bơi lội yếu, bị xây xát hoặc gãy chân do bị đánh bắt hoặc có nhiều mầm bệnh, vỏ mềm do mới lột xác sẽ dẫn đến tỉ lệ hao hụt rất cao ngay từ khi vận chuyển đến địa điểm thả nuôi và sẽ cho năng suất khi thu hoạch kém, dù các yếu tố khác như môi trường nước, thức ăn, phòng bệnh ... đều thoả mãn nhu cầu kĩ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Với mục đích hỗ trợ bà con ngư dân trong việc chọn con giống, góp phần hạn chế một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại trong quá trình nuôi tôm càng xanh, chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp để chọn con giống tôm càng xanh bảo đảm chất lượng.
1. Chọn tôm đều cỡ
- Tôm giống phải có chiều dài tương đối đều nhau, tiêu chuẩn tôm giống phải từ 3 - 5 cm (trong trường hợp chọn từ tôm post thì tôm post phải được nuôi trong môi trường nước ngọt hoàn toàn, không có tôm bơi ngửa và chiều dài từ 1 - 2 cm).
- Trong trường hợp trong đàn tôm giống chọn nuôi có một số ít tôm lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với chiều dài bình quân của số lượng tôm dự tính chọn nuôi, thì số lượng tôm có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn không quá 10 %.
2. Chọn tôm khỏe
- Bắt một con tôm giống, khoảng 80 - 100 con cho vào một cái chậu nhựa có nước cao 7 - 10cm, dùng tay quay tròn nước trong chậu. Tôm khoẻ sẽ bơi ngược dòng nước, đuôi xoè hoặc bám vào thành đáy thau. Tôm yếu sẽ bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở giữa chậu. Ðàn tôm dự tính đước nuôi được coi là tôm khoẻ khi số lượng tôm được coi là tôm khoẻ khi số lượng tôm bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở giữa chậu chiếm ít hơn 5% trên số lượng tôm kiểm tra.
- Bà con có thể bắt một ít tôm như trên thả vào dung dịch có pha Formol với nồng độ 100ppm (pha 1ml Formol trong 10 lít nước sạch) sau 2 giờ, số lượng tôm chết ít hơn 5% trên tổng số tôm kiểm tra, chứng tỏ đàn tôm nuôi là khoẻ mạnh.
- Mặt khác, cần lưu ý một số yếu tố để chọn tôm khoẻ như:
+ Tôm khoẻ phải không bị dị hình, còn đủ chân, càng, râu.
+ Tôm khoẻ lúc nào đôi râu cũng xếp song song nhau, tôm yếu đôi râu hình chữ V.
+ Tôm khoẻ thì dạ dày (nằm phía trên đầu) có chứa thức ăn và đường ruột vẫn còn thức ăn và được biểu hiện là đường chỉ có màu nâu, liền nhau, không bị đứt đoạn chạy dọc theo thân).
+ Tôm khoẻ thì bơi lội nhanh nhẹn và khi tắt sục khí, tôm sẽ bung mình lên khỏi mặt nước.
3. Chọn tôm không bị bệnh
- Tôm khoẻ thân thường có màu xanh trong, phần vỏ và phần chân tôm không có những đốm nâu đen hoặc vàng xám, trên thân vỏ và phần đuôi không có chỗ bị ăn mòn hoặc khuyết sâu.
- Tôm bệnh thường có màu trắng đục, mang có đốm đen, phần vỏ và chân có nhiều chấm nhỏ màu nâu đen hoặc xám vàng và bị đóng rong. Tôm bệnh thường bơi lội và phản ứng chậm.
- Ngoài ra bà con cần lưu ý:
+ Tôm càng xanh thường dễ lột xác sau khi đánh bắt và thay đổi môi trường nước, do đó nếu mua tôm giống ươn trong ao thì nên vận chuyển tôm giống về địa điểm nuôi thả sau khi kéo lưới thu hoạch và trữ trong vèo lưới có sục khí từ 12 - 14 giờ, để tránh hao hụt trước và sau khi thả tôm.
+ Khi chọn mua tôm giống nên mua những con giống từ những trại tôm và những cơ sở có uy tín và cung ấp con tôm giống có chất lượng để khi mua,b à con không bị thiệt thòi trong quá trình đong đếm và bị ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế do tôm không đạt chất lượng, hao hụt nhiều trong quá trình nuôi dưỡng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét