Kỹ thuật trồng cây Hồng Xiêm
Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm by Giống Cây Trồng | Ky thuat trong cay hong xiem
Hồng xiêm là loại thân gỗ, trồng trên cả 3 miền của nuớc ta, dễ trồng, không kén đất. Ít sâu bệnh, chịu được úng.Trồng bằng cành chiết sau 3 năm cho quả. Thời gian cho quả kéo dài từ tháng 5 - 10. Quả chín có hương vị thơm ngon, rất thích hợp cho người bị đau dạ dày, người già và trẻ em.
1.Giống
- Có một số giống Hồng Xiêm nổi tiếng như Hồng Xiêm Xuân Đỉnh, Hồng Xiêm Thanh Hà, Hồng Xiêm quả trám, Hồng Xiêm quả dài và một số giống có tên địa phương khác.
Có thể giâm hạt hoặc chiết cành. Thông thường người chiết cành vì cây sẽ chóng cho quả.
- Chiết cành: vào tháng 2 - 3 dơng lịch người ta bắt đầu chiết cành. Chọn cây độ tuổi 7 - 15 năm để chiết. Chọn cành già tán, hướng nam hoặc hướng tây. Đường kính cành 1,5 - 2cm. Khi bóc khoanh vỏ chiết. Kinh nghiệm người chiết là lấy một đất bột xoa phía trên khoanh cắt để hạn chế mủ chảy xuống làm ảnh hưởng đến ra rễ của cành.Khoanh vỏ xong, để 2 - 3 ngày mới bó bầu. Hiện nay, người ta dùng chất kích thích ra rễ như NAA, IAA, IBA nồng độ 2.000 – 4.000 ppm bôi trực tiếp vào và cắt đảm bảo tỉ lệ cành chiết ra rễ cao, thời gian cắt bầu rút ngắn xuống 2 tháng so với không dùng chất kích thích. Khi rễ ra nhiều (tháng 5 - 6) thì hạ bầu chiết đem ươm vào sọt tre có đường kính 15 - 20cm cao 25cm, cho thêm đất bột vào đầy sọt rồi tưới nước. Sọt ươm bầu cây chiết được đặt dưới bóng cây to che nắng, gió để cây tiếp tục phát triển. Hai tháng sau ươm bầu có thể đem cây đi trồng. Tốt nhất là trồng vào mùa xuân (ở miền Bắc), vào đầu mùa m¬ưa (ở miền Nam).
2.Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Trồng Hồng Xiêm vào đầu mùa mưa cây dễ sống, không trồng cây trần mà trồng có cả bầu. Đào hố trư¬ớc 1 - 2 tháng để cho đất ải. Kích thước hố 70x70cm sâu 60cm. Khoảng cách hố 8 - 10m. Cây mới trồng cần được tưới giữ ẩm thường xuyên.
- Tưới phân lợn đã ngâm ủ pha với nước có nồng độ tăng dần theo sức phát triển cuả cây, tỉ lệ phân/nước lã: 1/10 đến 1/3,5. Khi cây vào thời kỳ cho nhiều quả cần bón phân chuồng 60 - 100 kg/cây, urê 0,6 - 1 kg/cây, lân 1 kg/cây và kali 1 kg/cây.
- Bón phân bằng cách đào rãnh sâu 30cm, rộng 30 - 40cm theo tán cây. Cho toàn bộ phân chuồng, lân và ẵ kali, lấp kín đất. Số phân đạm và kali còn lại dùng bón thúc. Bón thích hợp nhất là vào tháng 2 - 3 và tháng 6 - 7 và bón sau thu hoạch quả. Nên dùng bùn ao phơi khô bón vào gốc.
- Phòng trừ sâu hại hoa, quả non, búp non bằng Bi 58 phun dung dịch nồng độ 1/1.000 đến 2/1.000 (dùng 1 đến 2 lọ penicilin thuốc pha vào bình 10 lít nước, phun ướt đẫm lá). Phòng dơi ăn quả bằng cách giăng lưới vào chập tối và ban đêm.
3.Thu hoạch và ủ quả
Khi cuống quả nhỏ lại, tai quả vểnh lên (lá dài vểnh lên không dính sát vào quả), lớp phấn nâu xám ngoài quả rạn nứt và bong ra ngoài, vỏ quả chuyển sang màu xanh vàng và nhẵn., khi đó thịt quả chuyển sang màu nâu vàng là lúc hái đem ủ. Ngâm quả trong nước độ 30 phút hoặc ngâm trong nước vôi trong sau đó lấy giẻ lau ướt sạch phấn ở vỏ quả và nhựa ở cuống quả rồi hong khô nơi thoáng gió. Cho vào thùng hoặc chum vại có lót rơm xung quanh, đốt 1 nén h¬ương rồi đậy kín lại. Mùa hè ủ 2 ngày với 2 lần thắp hương. Mùa đông không cần ngâm nước mà chỉ lau sạch phấn ngoài vỏ quả. Khi ủ phải đảm bảo ấm xung quanh. ủ mùa đông phải mất 4 - 5 ngày và thắp 4 hướng mới chín. Mỗi lần thắp 7 - 10 nén hương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét