Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Chữa bệnh hoảng sợ cho cá Betta

Sau đây là các cách phòng chống chứng hoảng loạn ở cá



- Bố trí phòng nuôi cá để có thể ngăn cản những kẻ quậy phá như mèo, chuột thâm nhập vào và làm náo động.
- Có hai cách đem cá đang dưỡng trong nước lá bàng khô đi huấn luyện; nếu chúng ta làm vào ban ngày để tập cho cá quen với môi trường ánh sáng và âm thanh náo động vào ban ngày thì dùng chậu, đặt trong phòng nuôi cá, mở nắp cho thoáng khí. Sau đó, nhẹ nhàng dùng tay vớt cá đem bỏ vào chậu mới. Nước trong chậu mới được chuẩn bị từ trước đó 2 ngày cùng với rong, một ít lá chuối và lá bàng khô. Nhẹ nhàng nắm cá trong tay, nó sẽ cảm nhận được sự săn sóc của con người. Vì vậy, nó sẽ nhanh chóng đáp ứng với môi trường mới. Những mảnh lá chuối và lá bàng khô làm giảm bớt sự phản xạ ánh sáng trong chậu. Tuy nhiên, nếu không có thời gian thì chúng ta có thể làm vào ban đêm và cho cá ăn toàn bằng thức ăn tươi sống. Bóng tối và thức ăn làm cá bớt căng thẳng. Nó sẽ tự đáp ứng với môi trường mới vào buổi bình minh.
- Trong phòng nuôi cá, chúng ta nên bật radio để nghe nhạc. Âm thanh và nhạc phát ra từ radio làm cho cá quen với tiếng người và sẽ không bị căng thẳng khi được đem đến trường đấu đông đúc và ồn ào.
- Khi vào phòng nuôi cá, chúng ta nên bước nhẹ nhàng chứ không nên chạy ào vào làm cho cá bị hoảng sợ.
Có ba công đoạn để biến cá đá thường thành cá đá tuyển, tất cả được thực hiện trong cùng một giai đoạn bao gồm: bắt cá nuôi riêng, cho cá ăn kiêng và làm mình cá săn chắc. Người nuôi nên hoàn tất cả ba công đoạn này trước khi thực hiện các bước huấn luyện kế tiếp.
* Bắt cá nuôi riêng: trước khi đem cá đi đá, chúng ta cần phải trải qua giai đoạn chuẩn bị. Bước chuẩn bị này là một trong số những bước chủ yếu trong việc huấn luyện cá đá gọi là bắt cá nuôi riêng. Vậy bắt cá nuôi riêng là gì? Ý tưởng cơ bản của việc bắt cá nuôi riêng là tách chúng ra khỏi đàn. Cá sẽ phát triển từ một con cá bình thường thành một đấu sĩ. Trong tự nhiên, khi cá đực trưởng thành nó sẽ tự tách khỏi bầy và tìm cho mình một lãnh địa riêng để làm tổ và dẫn dụ con cái vào đẻ trứng. Trong giai đoạn này, cá đực sẽ bảo vệ lãnh thổ và đánh đuổi bất kỳ sinh vật nào lảng vảng gần đó. Vì vậy, sự tách bầy khi trưởng thành có liên quan trực tiếp đến mức độ hung dữ của cá. Chúng ta nắm lấy ý tưởng này và áp dụng cho bầy cá nuôi. Điều này có nghĩa là bắt cá đem nuôi ở lọ riêng. Có thể thấy rằng nếu chúng ta nuôi cá ở môi trường thích hợp thì chỉ qua một đêm nó sẽ tự tạo một ổ bằng bọt khí. Ổ bọt là dấu hiệu của sự thành thục, bảo vệ và hiếu chiến ở cá.
* Cho cá ăn kiêng: sự khác biệt giữa cá nuôi và cá hoang ở chỗ cá nuôi được nuôi thường xuyên bằng thức ăn tươi giàu chất đạm trong một môi trường giới hạn. Cá bình thường rất mập và lớn con. Quá trình nuôi riêng giúp cá ăn kiêng. Nếu cá quá gầy thì đây là cơ hội để tẩm bổ cho nó. Chúng ta có thể chia cá ra làm 3 loại bằng việc quan sát hình dạng của chúng từ phía trên.
- Cá bình thường: khi các phần đầu, bụng và thân cá có tỷ lệ đều đặn từ lớn đến nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cảm nhận được hình dạng tối ưu của cá. Dạng bình thường là dạng thích hợp và dễ điều chỉnh nhất. Chúng ta cho cá ăn cung quăng (khoảng từ 8-10 con) hay các loại thức ăn tươi khác như bo bo, trùn chỉ, nhưng chỉ cho ăn một lần mỗi ngày. Quá trình nuôi riêng kéo dài từ 7-10 ngày. Trong quá trình này, chúng ta nên cho cá ăn kiêng cho đến khi chúng hơi gầy. Điều này sẽ làm cá đá nhanh và linh động hơn.
- Cá gầy: khi các phần đầu và bụng cá có tỷ lệ không đều đặn, đặc biệt phần thân cá trông gầy giơ xương. Để làm cho cá mập hơn thì chỉ cần cho chúng ăn nhiều cung quăng hơn và để dư một ít trong chậu. Quá trình nuôi riêng kéo dài từ 5-7 ngày và thức ăn được điều chỉnh tùy vào hình dạng thực tế của chúng.
- Cá mập: khi các phần đầu, bụng và thân cá có tỷ lệ không đều đặn. Cá trông dường như có rất nhiều thịt. Cá cần được nuôi riêng lâu hơn, khoảng từ 10-21 ngày và cho ăn hạn chế. Chúng ta chỉ nên cho cá ăn 8 con cung quăng mỗi ngày nhưng ngày nào cũng phải cho ăn. Nếu cá vẫn mập thì chúng ta phải cho ăn ít đi hay nếu gầy quá thì lại cho ăn nhiều lên.
- Hầu hết cá đá đều có hình dạng bình thường hay hơi gầy. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng điều này không áp dụng đối với mọi dòng cá. Một số dòng cá đá rất tốt nếu hơi mập, một số dòng khác thì phải hơi gầy. Tốt nhất là nên tìm hiểu thông tin về vấn đề này từ nhà lai tạo.
* Làm mình cá săn chắc: sự săn chắc của vảy cá phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ lớn và dòng cá. Vì vậy, chúng ta không có cách nào để làm biến đổi một cách thần kỳ từ cá có vảy bình thường thành cá có vảy cứng. Nhưng trong thời gian nuôi riêng, chúng ta có thể ngâm cá bằng một số loại lá khô làm cho nước có màu như màu nước trà nhờ đó mà da thịt và vảy cá được săn chắc. Lá bàng khô được sử dụng rộng rãi nhất nhưng chúng ta cũng có thể sử dụng những loại lá khác với công dụng tương đương. Một số loại lá cây có mùi rất đặc biệt có thể làm cho cá đối phương phải hoảng sợ. Vài loại lá khác lại có tác dụng ngăn cản sự viêm nhiễm và làm lành vết thương.

Cách chữa bệnh hoảng sợ cho cá Betta, Nguồn: Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét