Mô hình nuôi cá Lóc nuôi vèo
Trong khoảng 2 năm gần đây, bà con nông dân xã Trường Thắng, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ đã thu được nhiều kết quả phấn khởi nhờ vào mô hình nuôi cá lóc trong vèo. Mô hình này đã giải quyết tốt việc làm tại chỗ và là một trong những phương thức góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nghèo có ít đất canh tác.
- Theo đánh giá của Chi cục Thuỷ sản Cần Thơ và những hộ dân trực tiếp chăn nuôi, đây là mô hình sản xuất khá thuận lợi và phù hợp cho những người nghèo tham gia sản xuất tăng thu nhập, góp phần tích cực cho công tác xóa đói giảm nghèo. Vì trước hết mô hình sản xuất này với phương thức đầu tư đơn giản, không cần diện tích lớn, có thể tận dụng thức ăn sẵn có và quan trọng nhất là chi phí đầu tư thấp.
- Chúng tôi tìm gặp anh Lê Văn Khanh là một trong những hộ tiên phong thực hiện mô hình nuôi cá lóc vèo ở ấp Trường Thuận, xã Trường Thắng, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ. Theo anh Khanh, mô hình này có nhiều thuận lợi như cá lóc khá dễ nuôi, ít bệnh và có thể tận dụng diện tích mặt nước xung quanh nhà và thức ăn sẵn có để nuôi. Đối với mô hình của anh Khanh, với diện tích 28 m2, mỗi năm anh sản xuất 3 vụ, mỗi vụ anh đầu tư khoảng 8 triệu đồng cho 1.000 con cá lóc giống và thức ăn. Sau 3 tháng rưỡi đến 4 tháng là có thể thu hoạch 400 – 450 kg với trọng lượng bình quân 450 - 500g/con. Thuận lợi của bà con chăn nuôi là được thương lái đến tận nhà thu mua nên người chăn nuôi tiết kiệm được khoảng chi phí vận chuyển. Mặc dù, giá cá lóc tuy có dao động, từng thời điểm nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao. Theo giá thị trường hiện nay là 38.000 đồng/kg thì với 3 vụ nuôi, anh Khanh có thu nhập ổn định từ 20 đến 24 triệu đồng/năm. Anh cho biết: “Trước đây gia đình tôi rất khó khăn, thu nhập từ việc cắt lúa mướn không đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày; Có lần tôi được mời tham dự lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo do cán bộ Chi cục Thuỷ sản Cần Thơ tổ chức. Nhận thấy đây là mô hình đơn giản, dễ nuôi lại không cần nhiều vốn nên tôi thử sức trong công việc mới mẻ này. Lúc đầu còn khó khăn về kỹ thuật, cũng may được các cán bộ của Liên Trạm thuỷ sản Ô Môn- Thới Lai-Cờ Đỏ tận tình hướng dẫn và học hỏi kinh nghiệm từ các hộ nuôi khác nên bước đầu đã gặt hái được kết quả đáng phấn phởi. Hiện nay tôi đã có đủ kinh nghiệm và nguồn vốn để tiếp tục mở rộng thêm diện tích thả nuôi. Tôi cũng đã hướng dẫn một số bà con xung quanh kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo và họ cũng đã thành công. Tôi hy vọng mô hình nuôi cá lóc trong vèo sẽ được nhân rộng không chỉ ấp Trường Thuận, xã Trường Thắng mà còn ở nhiều nơi khác để người dân có hoàn cảnh khó khăn có thể thoát nghèo.”
- Thành công từ mô hình cá lóc vèo góp phần đa dạng mô hình nuôi thủy sản ở xã Trường Thắng. Có thể nói, nuôi cá lóc trong vèo là mô hình đã đáp ứng được nhu cầu cải thiện cuộc sống của bà con nghèo có ít đất sản xuất, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và có thể giúp bà con nông dân vươn lên làm giàu.
Mô hình nuôi cá Lóc nuôi vèo, Nguồn: K.S Phan Hoàng Đông, Chi cục Thủy sản Cần Thơ.
- Theo đánh giá của Chi cục Thuỷ sản Cần Thơ và những hộ dân trực tiếp chăn nuôi, đây là mô hình sản xuất khá thuận lợi và phù hợp cho những người nghèo tham gia sản xuất tăng thu nhập, góp phần tích cực cho công tác xóa đói giảm nghèo. Vì trước hết mô hình sản xuất này với phương thức đầu tư đơn giản, không cần diện tích lớn, có thể tận dụng thức ăn sẵn có và quan trọng nhất là chi phí đầu tư thấp.
- Chúng tôi tìm gặp anh Lê Văn Khanh là một trong những hộ tiên phong thực hiện mô hình nuôi cá lóc vèo ở ấp Trường Thuận, xã Trường Thắng, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ. Theo anh Khanh, mô hình này có nhiều thuận lợi như cá lóc khá dễ nuôi, ít bệnh và có thể tận dụng diện tích mặt nước xung quanh nhà và thức ăn sẵn có để nuôi. Đối với mô hình của anh Khanh, với diện tích 28 m2, mỗi năm anh sản xuất 3 vụ, mỗi vụ anh đầu tư khoảng 8 triệu đồng cho 1.000 con cá lóc giống và thức ăn. Sau 3 tháng rưỡi đến 4 tháng là có thể thu hoạch 400 – 450 kg với trọng lượng bình quân 450 - 500g/con. Thuận lợi của bà con chăn nuôi là được thương lái đến tận nhà thu mua nên người chăn nuôi tiết kiệm được khoảng chi phí vận chuyển. Mặc dù, giá cá lóc tuy có dao động, từng thời điểm nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao. Theo giá thị trường hiện nay là 38.000 đồng/kg thì với 3 vụ nuôi, anh Khanh có thu nhập ổn định từ 20 đến 24 triệu đồng/năm. Anh cho biết: “Trước đây gia đình tôi rất khó khăn, thu nhập từ việc cắt lúa mướn không đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày; Có lần tôi được mời tham dự lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo do cán bộ Chi cục Thuỷ sản Cần Thơ tổ chức. Nhận thấy đây là mô hình đơn giản, dễ nuôi lại không cần nhiều vốn nên tôi thử sức trong công việc mới mẻ này. Lúc đầu còn khó khăn về kỹ thuật, cũng may được các cán bộ của Liên Trạm thuỷ sản Ô Môn- Thới Lai-Cờ Đỏ tận tình hướng dẫn và học hỏi kinh nghiệm từ các hộ nuôi khác nên bước đầu đã gặt hái được kết quả đáng phấn phởi. Hiện nay tôi đã có đủ kinh nghiệm và nguồn vốn để tiếp tục mở rộng thêm diện tích thả nuôi. Tôi cũng đã hướng dẫn một số bà con xung quanh kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo và họ cũng đã thành công. Tôi hy vọng mô hình nuôi cá lóc trong vèo sẽ được nhân rộng không chỉ ấp Trường Thuận, xã Trường Thắng mà còn ở nhiều nơi khác để người dân có hoàn cảnh khó khăn có thể thoát nghèo.”
- Thành công từ mô hình cá lóc vèo góp phần đa dạng mô hình nuôi thủy sản ở xã Trường Thắng. Có thể nói, nuôi cá lóc trong vèo là mô hình đã đáp ứng được nhu cầu cải thiện cuộc sống của bà con nghèo có ít đất sản xuất, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và có thể giúp bà con nông dân vươn lên làm giàu.
Mô hình nuôi cá Lóc nuôi vèo, Nguồn: K.S Phan Hoàng Đông, Chi cục Thủy sản Cần Thơ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét