Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Phòng trừ bệnh sâu cuốn lá nhỏ cho lúa

Phòng trừ bệnh sâu cuốn lá nhỏ cho lúa | phong tru benh sau cuon la nho cho lua

Đặc điểm gây hại: Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá thành bao thẳng đứng và nằm trong đó ăn phần chất xanh trên mặt lá để lại lớp màng trắng làm giảm diện tích quang hợp và mất diệp lục tố gây tổn thất cho năng suất và chất lượng nông sản.

Đặc điểm sinh học và sinh thái: Ngài thường vũ hóa ban đêm, ban ngày ẩn nấp đậu ở mặt dưới lá lúa. Bướm đẻ trứng ban đêm, trứng đẻ rải rác ở hai bên gân chính của lá. Bướm thường tìm những ruộng xanh tốt để đẻ trứng, vì vậy những ruộng bón lượng đạm cao thường bị sâu cuốn lá hại nặng. Mỗi bướm cái đẻ trung bình 70-100 trứng. Mỗi năm SCLN thường phát sinh 6-7 lứa. Lứa 2 và lứa 6 hại nặng trùng với giai đoạn lúa làm đòng của 2 vụ lúa xuân và lúa mùa. Khí hậu thời tiết thích hợp cho sâu phát triển là nhiệt độ từ 25- 29oC và ẩm độ trên 80%, đặc biệt là thời tiết mưa nắng xen kẽ như 2 năm nay.



Thiên địch sâu cuốn lá nhỏ có nhiều loại: Ký sinh trên trứng là các loài ong, có loại ký sinh sâu non và một số loại nấm ký sinh trên nhộng và sâu non. Ngoài các loại ký sinh còn có loài ăn thịt như nhện, chuồn chuồn, các loài cánh cứng. Các loài ong ký sinh có khi ký sinh tới 40-45% trứng nhưng chúng lại rất mẫn cảm với các loại thuốc BVTV, nên cần chú ý sử dụng thuốc BVTV thích hợp để bảo vệ hệ sinh thái.

Các yếu tố tác động đến sự bộc phát SCLN là:

Thời vụ gieo sạ muộn, gieo cấy giống dễ nhiễm sâu bệnh. SCLN tập trung hại nặng vào 2 thời kỳ sinh trưởng của cây lúa là đẻ nhánh rộ và làm đòng trổ. Khi vụ lúa chính đã qua các giai đoạn trên, sâu cuốn lá sẽ tập trung vào trà lúa muộn để phát triển và bảo tồn nòi giống.

Sử dụng phân bón không hợp lý: Bón quá nhiều đạm lại bón lai rai nhiều lần để lúc nào cây lúa cũng xanh tốt là điều kiện lý tưởng để SCLN phát sinh phát triển. Thực hiện biện pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng là 1 biện pháp hữu hiệu giúp cây lúa phát triển chắc khỏe hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh nói chung.

Thời tiết khí hậu, đặc biệt là mùa mưa nắng xen kẽ kết hợp ẩm độ cao, sâu cuốn lá phát sinh rất nặng. Vì vậy cần nắm chắc dự báo thời tiết để chủ động đưa ra biện pháp ngăn ngừa sớm.

Ký sinh thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng từ các loài ong, nấm, các loài ăn thịt… nên chú ý bảo vệ hoặc bổ sung thiên địch như ong mắt đỏ Trichogramma sp., nấm…

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ theo hướng bền vững là tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp kết hợp hài hòa các biện pháp thủ công, canh tác, sinh học.

Biện pháp canh tác rất quan trọng từ khâu làm đất bón phân, thời vụ, mật độ gieo cấy, chế độ nước, v.v, nếu làm đúng các biện pháp trên sẽ điều chỉnh sự phát sinh quá mức của sâu bệnh hại nói chung và SCLN nói riêng.

Biện pháp sinh học dựa vào tính đa dạng sinh học, SCLN có rất nhiều loại ký sinh đặc biệt là các loài ong và nấm, vi khuẩn… nên con người đã lợi dụng thả thêm ong ký sinh, trứng trên đồng ruộng, phun nấm hoặc vi khuẩn vào giai đoạn thích hợp.

Biện pháp hóa học là vũ khí cuối cùng phải sử dụng khi thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh bùng phát mà các biện pháp khác không đủ sức khống chế. Khi sử dụng biện pháp hóa học cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng để tiết kiệm chi phí mà hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá vẫn cao: đúng thuốc trừ sâu cuốn lá-đặc biệt là ưu tiên cho các sản phẩm sinh học như VIBAMEC 1.8 & 3.6 EC, VIMATOX 1.9 EC là thuốc ít ảnh hưởng đến thiên địch, có tính thấm sâu nhanh nên ít bị rửa trôi, pha thuốc theo liều lượng trên bao bì hướng dẫn.

Nên phun thuốc sau khi bướm nở rộ hoặc khi sâu tuổi nhỏ, nếu sâu đã cuốn lá nằm trong tổ thì trước khi phun thuốc nên dùng cành tre phất nhẹ trên đầu thảm lá lúa để tổ tung ra thì hiệu quả phun thuốc sẽ rất cao. Đối với sâu cuốn lá lúa, khi phun thuốc cần phải chỉnh béc phun nhỏ và đưa vòi phun vừa qua khỏi ngọn lá lúa để đạt được hiệu quả như mong muốn.

KS. Lương Thanh Cù by dhnl

******************
Bài tham khảo khác

- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa, nhưng sản phẩm được nông dân tin dùng và đã khẳng định được thương hiệu trong những năm qua là sản phẩm Sattrungdan 95BTN, của công ty Nicotex.
Satrungdan 95BTN là thuốc đặc trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ngoài ra thuốc còn dùng để phòng trừ sâu đục thân lúa, bọ trĩ hại lúa, sâu ăn lá hại đậu tương…
· Kỹ thuật sử dụng:
- Liều lượng: Dùng 10-15g thuốc / bình 8 lít. Phun 2 bình cho 1 sào Bắc bộ.
Nếu mật độ sâu cao có thể tăng lượng dùng lên từ 35-40g thuốc/ sào Bắc bộ
- Thời điểm: Phun thuốc khi bướm ra rộ hoặc sâu non tuổi nhỏ mới xuất hiện.
- Chú ý:
Không phun thuốc khi cây ra hoa hoặc khi lá còn ướt.
Không phun thuốc cho dâu hoặc gần nơi nuôi tằm.
Thời gian cách ly: Ngừng phun thuốc khi thu hoạch 15 ngày.
* Đặc tính ưu việt của sản phẩm Sattrungdan:
- Satrungdan không gây mẩn ngứa, sử dụng thuận tiện.
- Sattrungdan giá thành hợp lý, phù hợp với túi tiền của bà con nông dân, hiệu lực phòng trừ cao.
- Sattrungdan ít độc hại với người, vật nuôi, thiên địch và môi trường.
- Thuốc có thể phối trộn với các loại thuốc khác để tăng hiệu lực phòng trừ các đối tượng dịch hại ( Pha xong phun ngay): Sattrungdan có thể phối trộn với Fu-Army để phòng trừ sâu cuốn lá, đục thân và bệnh Đạo ôn hại lúa. Sattrungdan có thể phối trộn với thuốc Jinggangmeisu để trừ sâu cuốn lá, đục thân và phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa. Sattrungdan có thể phối trộn với Thuốc Nicyper 10EC, Nitrin 10EC để tăng cường hiệu lực phòng trừ diệt sâu đục thân, cuốn lá lúa, rầy, rệp, bọ xít bọ trĩ trên rau màu đậu đỗ….. Nhưng không phối trộn được với các loại thuốc mang tính Kiềm.
*An toàn khi sử dụng.
- Khi sử dụng thuốc phải thực hiện đúng nội qui về an toàn, bảo hộ lao động..
- Sau khi sử dụng thuốc phải rửa chân tay, vệ sinh sạch sẽ.
- Trường hợp uống nhầm phải thuốc : Phải đưa nạn nhân đi cấp cứu và mang theo nhãn thuốc
- Tiêu huỷ bao bì đúng nơi qui định.
- Bảo quản thuốc nơi khô mát, xa ttrẻ em, thực phẩm, vật nuôi, nguồn nước.

********

Kinh nghiệm của nhà nông
Một số nông dân không phun thuốc để diệt sâu cuốn lá theo cách truyền thống mà trộn thuốc trừ sâu subadan với phân bón để rãi. Cách này có hiệu quả rất cao.
Cách trộn thuốc
Trước tiên trộn thuốc với khoảng 10 kg phân sau khi trộn đều thì tiếp tục thêm phân bón vào. Không nên đổ thuốc một lần cùng với một lượng phân bón lớn như vậy thuốc sẽ không được trộn đều với phân bón.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét