Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Kỹ thuật nuôi nhím cho nông dân

Kỹ thuật nuôi nhím, Kỹ thuật nuôi Nhím cho nông dân

Ở Thành phố, nhiều người biết đến hộ chị Đèo Thị Xuân, 40 tuổi, bản Hài, phường Chiềng An, giỏi nuôi nhím, tích cực vận động bà con trong bản áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, kinh doanh.



Chị Đèo Thị Xuân chăm sóc đàn nhím của gia đình.

Chị Xuân cho biết: trước đây có lúc gia đình nuôi tới 23 con lợn nái. Chỉ đến năm 2008 gia đình mới chuyển sang nuôi 20 con nhím. Tôi đã được học tập kỹ thuật qua các lớp tập huấn do Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân Thành phố tổ chức; học hỏi kinh nghiệm những người nuôi ním nhiều năm và qua sách báo… bây giờ nhà tôi có trên 50 đôi, trị giá hơn 1 tỷ đồng.

Theo chị Xuân, nuôi nhím ít mắc dịch bệnh, thức ăn không cần nấu chín nên mỗi ngày có thể cho ăn 2 lần, thức ăn cho nhím rất đơn giản: ngô, khoai, sắn, rau xanh… Nhím được 2 kg thì tách mẹ, sau 2 năm sẽ sinh sản, mỗi năm hai lứa, mỗi lứa 2 con, xuất chuồng trừ chi phí thu 16 triệu đồng. Trường hợp nhím đẻ 3 con thường đánh nhau, cần tách 1 con ra, khoảng 15 ngày sau lại thả chung.

Chị Đèo Thị Xuân còn là Chi hội phó chi Hội Nông dân bản Hài, luôn theo sát thời vụ, tư vấn cho bà con kỹ thuật làm ruộng, làm vườn; cách chăn nuôi, hướng dẫn bà con cách phát hiện dịch bệnh, tiêm phòng đúng định kỳ; động viên hội viên đi dự các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và tham quan, học tập những mô hình kinh doanh sản xuất giỏi trong địa bàn, để cùng nhanh chóng làm giàu, xóa nghèo.

Nguồn: Báo Sơn La

***********

Nhím là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng cũng rất đơn giản. Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc, nhưng nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà cao tầng.


Chuồng nuôi
Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. Nền và sân chuồng làm bằng bê tông dày 8-10cm, nghiêng khoảng 3-4%, để thoát nước và để nhím không đào hang chui ra... Xung quanh khu chuồng rào bằng lưới thép B40, cao trên 1,5m.
Nên làm hang giả cho nhím ở bằng loại ống cống phi 50-60cm hoặc tôn uốn cong, để nổi trên nền chuồng để vệ sinh, sát trùng...
Máng uống rộng khoảng 20-25cm, cao 20-25cm, để nhím không ỉa đái vào và xây máng ở ngoài sân để nước vung vãi ra không làm bẩn, ướt nền chuồng.
Trong chuồng nên để một vài khúc gỗ, sắt hoặc đá liếm để nhím mài răng và không cắn phá chuồng.
Diện tích chuồng nuôi nhím không cần rộng lắm, trung bình 1m2/con.

Thức ăn
Thức ăn của nhím rất đa dạng như: dễ cây, mầm cây, rau, củ, quả ngọt bùi, đắng, chát...
Bình thường nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường... để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai. Thức ăn cho nhím cần bổ sung thêm mầm, rễ cây các loại, nhím đực sẽ phối giống hăng hơn.
Khẩu phân thức ăn cơ bản hàng ngày cho mỗi con nhím theo từng giai đoạn:
- 1-3 tháng tuổi: Cho ăn mỗi con/ngày: 0,3kg rau, củ, quả các loại, 0,01kg cám viên hỗn hợp, 0,01kg lúa, bắp, đậu các loại.
- Từ 4-6 tháng tuổi: 0,6kg rau quả củ, 0,02kg cám viên hỗn hợp, 0,02kg lúa bắp đậu, 0,01kg khô dầu, dừa, lạc.
- Từ 7-9 tháng tuổi: 1,2kg rau quả củ, 0,04kg cám viên hỗn hợp, 0,04kg lúa bắp đậu, 0,02kg khô dầu dừa lạc.
- Từ 10-12 tháng tuổi: 2kg rau quả củ, 0,08kg cám viên hỗn hợp, 0,08kg lúa bắp đậu, 0,04kg khô dầu dừa lạc.

Nước uống
Nhím ăn rau, quả, củ nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống tự do, trung bình 1 lít/5 con/ngày.
Nhím thường uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vẩy lông liên tục sẽ không tốt.

Phòng bệnh
Nhím thường ít bị dịch bệnh. Một số bệnh thông thường có thể gặp như:

- Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc để nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh này, nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1-2 lần.

- Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên, nhím có thể bị tiêu chảy. Trường hợp này, có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím. Không nên cho nhím ăn các loại thức ăn bẩn thỉu, ẩm mốc, hôi thối...

(Nguồn tin: NTNN)

1 nhận xét:

tôi thấy nghè nuôi nhím là một ko tốn chi phí thúc ăn cho mấy nhung hiẹu quả kinh té so voí nuoi heo va mộ số gia cầm khác thi nuôi nhím giá trị kinh tế hon nhìu vì rủi do bẹnh tẹch là ko có.và ai muốn tìm hiu và mua nhím giống thì có thẻ lien hẹ vói tôi.DĐ 01669843909 tôi rất vui đuọc làm quen voi các bạn đẻ cùng nhau phát triẻn KT ngày một phát trien hon nhât là caac bạn trẻ đang co ý định phá triẻn KT.

Đăng nhận xét