Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Nhu cầu protein của cá Chẽm

Nhu cầu protein của cá Chẽm


Nhu cầu protein của cá chẽm by C.ty UVVN | Nhu cau protein cua ca chem

Cá chẽm (Lates calcarifer) hay còn gọi là cá vược, là loài cáăn thịt, được nuôi trong lồng và các ao đầm nước lợ, nước ngọt cũng như nước mặn.Việc đưa cá chẽm vào nuôi rộng rãi là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích mặt nước, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu thị trường và đa dạng hoá đối tượng nuôi trồng thủy sản.


- Trong môi trường sống tự nhiên, thức ăn của cá chẽm kích cỡ từ 15 cm trở lên hoàn toàn là động vật như tôm, cua, ghẹ, cá nhỏ. Do vậy, trong nuôi nhân tạo cần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu protein cho sinh trưởng và phát triển của chúng.

- Cho đến nay ở nước ta, nhu cầu protein của cá chẽm vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Trên thế giới đã có một vài nghiên cứu về nhu cầu protein của cá chẽm được công bố trên các tạp chí. Sakaraset al.(1988) ước tính hàm lượng protein thô khẩu phần cho cá chẽmchưa trưởng thành là 50%. Cácnghiên cứu sau đó cho thấy rằng tỷ lệtăng trưởng cao nhất đạt được với mức protein 45% (Sakaras etal.,1989). Mức protein tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triểncủa cá chẽm đã được ghi nhận trong khoảng 40 - 45% (Wong và Cho, 1989).

- Về nhu cầu các acid amin thiết yếu của cá chẽm: Colosoet al. (1993) công bố nhu cầutryptophan của các chẽmgiai đoạn trưởng thành là 0,5% protein khẩu phần. Yêu cầu đối với methionine, lysine và arginine có lần lượt là 2,24; 4,5 - 5,2 và 3,8% khẩu phần protein (Millamena năm 1994, Rimmer et al. 1998). Ngoài ra, Boonyaratpalin et al. (1990) đã chỉ ra sự tập trung quá mức của tyrosine trong khẩu phần ăn củacá chẽm cóthể dẫn đến những vấn đề về thận. Như vậy, cần phải có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu được nhu cầu các amino acid và mối tương quan của chúng như thế nào là điều rất cần thiết cho sự phát triển tối ưu của cá chẽm.

- Nghiên cứu của Catacutan và Coloso (1995) cho thấy cá chẽmcó thể phát triển thích ứng với khẩu phần ăn chứa 42,5% protein thô (CP) với tỷ lệ protein thô/năng lượngtiêu hóa (DE) khoảng30,7 mg CP/kJDE, tương ứng với năng lượngtổng số 25,2mg CP/kJGEhoặc 27,1 mgDP/kJDE. Williams và Barlow (1999) chứng minh rằng với khẩu phần ăn 42% DP và 15,5 kJDE sẽ cho hệ số chuyển hóathức ăn (FCR) và nguồn dự trữ nitơ tối ưu nhất. Hai ông đề nghị công thức tối ưu cho sự sinh trưởng cá chẽm theo DP là 26,7 mg/kJDEhoặc24,5 mg/kJGE. Những kết quả này phù hợp với các giá trị của CP lần lượt là25,8 mg/kJGE và 25,2 mg/kJGEtheo Tubongbanua (1987) và Catacutan và Coloso (1995). Mộtnghiên cứu gần đây của Williams etal, (1999) cho thấy mức protein phù hợp là 55% CP và 20 kJ DE/gsẽ kích thích sự tăng trưởng tiềm năng của cá chẽmgiai đoạn trưởng thành. Những kết quả này chỉ ra rằng khẩu phần ăn với mức protein và năng lượng tương đối cao có thể góp phần nâng cao tỷ lệ sinh trưởng của cá chẽmso với việc áp dụng khẩu phần ăn chuẩn với 45% CP và 15,5 kJ DE/g.

- Giống với các loài cá ăn thịt khác, cá chẽm có khả năng tiêu hóa tốt các thành phần thức ăn có nguồn gốc trên cạn (Hajen etal.,1993; Gomes etal.,1995; Gaylord và Gatin, 1996). Pongmaneerat và Boonyaratpalin (1995) nghiên cứu và thấy rằng hỗn hợp đậu nành và ngô với tỷ lệ 5:3 có thể thay thế 25% protein trong khẩu phần ăn của cá chẽm Châu Á trưởng thành mà không có bấtcứ ảnh hưởng xấu nào đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cá chẽm. Tương tự với nghiên cứu đó, Boonyaratpalin et al. (1998) đã chỉ ra rằng có gần 37% lượng protein từ nguồn cá của khẩu phần ăn dành cho cá chẽm có thể được thay thế bởi dung môi chiết xuất đậu nành mà không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động bình thường. Nghiên cứu của Williams et al. (1999) cũng chỉ ra rằng nguồn thức ăn bột thịt có thể thay thế cho bột cá trong khẩu phần ăn cá chẽm mà không gây ra bất kỳ tác hại về sự tăng trưởng nào cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn hay chất lượng bữa ăn của chúng. Williams vàBarlow (1999) đã chứng minhmột hỗn hợp gồm bột thịt và bột máu khô với tỷ lệ 5.5:1 có thể được sử dụng nhằm thay thế bột cá trong quá trình sinh trưởng phát triển của cá chẽm mà không làm thay đổi sự tăng trưởng, hệ số FCR hay tỷ lệ sống của chúng. Có thể áp dụng công thức thức ăn như sau:
+ Sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi hay viên khô ép đùn có khả năng chìm chậm chứa 50% protein và 20% lipid. Nên cho ăn 2 lần/ngày với cá có trọng lượng 20 – 100g và 1 lần/ngày với cá đạt trọng lượng lớn hơn 100g.
+ Các loại cá tạp tươi hay đông lạnh: cho ăn với hàm lượng 2% trọng lượng cơ thể, 3 lần/tuần. Bổ sung thường xuyên Vitamin và dầu cá trước mỗi lần cho cá ăn.

- Cần có những nghiên cứu cụ thể đế xác định nhu cầu protein của cá chẽm nuôi với các hình thức khác nhau ở các môi trường khác nhau trong điều kiện Việt Nam để khuyến cáo cho người nuôi đạt hiệu quả cao.

Bài viết đã được mua tác quyền từ tác giả, bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ: TS. Ngô hữu Toàn, KTS, ĐH Nông Lâm Huế.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét