Kỹ thuật nuôi và thuần hóa chim Rừng
Chim rừng ở đây là những loại chim hót hoang như Họa - Mi, Sơn Ca, Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa, Khướu, Két, Khoen, vv... được bắt về nuôi dưới hai dạng: dạng chim bổi và dạng chim non. Riêng ở chim bổi thì người ta bắt bằng lục, bằng lưới, bằng nhựa dính,...chim non thì bắt tại ổ. Chim non rất nhát. Có nhiều con nhát đến độ về không chịu ăn uống, hễ thoáng thấy bóng người, thậm chí chỉ nghe tiếng động, kể cả tiếng mèo kêu chó sủa, nó cũng bay loạn xạ trong lồng đến nỗi vỡ đầu, gãy mỏ, xệ cánh, rồi dần dần kiệt sức mà chết. Những con sống được là những con tương đối dạn dĩ, gan lì. Nhưng nếu không biết cách thuần hóa thì chúng cũng dễ chết, mà sống cũng không ra gì.
Chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả “Nghệ thuật thuần dưỡng chim rừng”. Trãi qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn I
- Chim bổi là chim đã lớn tuổi, có con đã sống đến năm, bảy tuổi đời, nên "tre già khó uốn", rất khó khăn trong việc thuần dưỡng. Trước hết, người ta phải chọn những con chim có vóc dáng vừa ý mới nuôi. Chim phải đầy đủ móng, mỏ, không thương tật mới được chọn nuôi.
- Trước hết nghệ nhân phải chọn một chiếc lồng chắc chắn, bên trong ràng thật chắc một cóng đựng sâu, một cóng đồ ăn thích hợp với chim, một cóng nước. Và nếu cẩn thận ta nên để vào một trái chuối. Bên ngoài, ta trùm áo lồng phủ kín rồi mới thả chim bổi vào. Xong, ta tìm chỗ vắng lặng nhất trong nhà để treo chim lên.
- Trong giai đoạn đầu độ một tuần lễ này, điều mong ước của ta là mong cho chim sống yên lành trong khung cảnh gò bó chật chội để nó thích nghi dần với cuộc sống mới. Chỉ thỉnh thoảng một đôi ngày, ta mới đến hé áo lồng để xem tình trạng sức khỏe của chim ra sao, và thức ăn nước uống còn hay hết.
- Giai đoạn này qua đi, nếu chim sống mạnh khỏe, lại bớt nhát thì ta tiếp tục thuần dưỡng sang giai đoạn hai.
2. Giai đoạn II
- Trước hết, ta quan sát ở cóng thức ăn, cóng sâu và quả chuối, để biết trong giai đoạn đầu, chim thích nghi với thức ăn gì. Nếu nó chỉ có ăn chuối, thì ta đánh giá con chim này thuộc loại khó thuần dưỡng, vì nó chỉ muốn sống đời sống của rừng. Nếu nó ăn sâu thì công việc của ta sắp tới sẽ bớt khó khăn hơn. Nếu nó ăn thực phẩm pha chế của ta, thì coi như "chú chàng" đã chịu ăn đời ở kiếp với mình.
- Nếu trong giai đoạn đầu, ta thấy chim chỉ ăn chuối, ăn sâu, thì ta cứ thêm sâu thêm chuối vào lồng rồi trùm kín áo lồng như cũ, nhưng có thể treo lồng đến một chỗ tương đối ồn ào hơn, để bắt chim quen dần với tiếng động xã hội loài người. Nếu thấy chim biết ăn thực phẩm chế biến, thì dứt khoát ta bỏ hẳn sâu và chuối ra ngoài, để nó tập ăn thức ăn mới cho quen. Đồng thời, ta có thể hé áo lông ra, rồi treo chim vào chỗ có người qua lại để chim dạn dĩ lần hồi.
3. Giai đoạn III
Khi ta thấy chim ăn được thực phẩm chế biến, thì từ nay ta chỉ cho ăn một loại thực phẩm này. Áo lồng được vén rộng hơn để chim đưa tầm nhìn của mình rộng hơn, hầu dạn dĩ hơn...
Kỹ thuật nuôi và thuần hóa chim rừng, Nguồn: CLB Chim cảnh Việt Nam.
1. Giai đoạn I
- Chim bổi là chim đã lớn tuổi, có con đã sống đến năm, bảy tuổi đời, nên "tre già khó uốn", rất khó khăn trong việc thuần dưỡng. Trước hết, người ta phải chọn những con chim có vóc dáng vừa ý mới nuôi. Chim phải đầy đủ móng, mỏ, không thương tật mới được chọn nuôi.
- Trước hết nghệ nhân phải chọn một chiếc lồng chắc chắn, bên trong ràng thật chắc một cóng đựng sâu, một cóng đồ ăn thích hợp với chim, một cóng nước. Và nếu cẩn thận ta nên để vào một trái chuối. Bên ngoài, ta trùm áo lồng phủ kín rồi mới thả chim bổi vào. Xong, ta tìm chỗ vắng lặng nhất trong nhà để treo chim lên.
- Trong giai đoạn đầu độ một tuần lễ này, điều mong ước của ta là mong cho chim sống yên lành trong khung cảnh gò bó chật chội để nó thích nghi dần với cuộc sống mới. Chỉ thỉnh thoảng một đôi ngày, ta mới đến hé áo lồng để xem tình trạng sức khỏe của chim ra sao, và thức ăn nước uống còn hay hết.
- Giai đoạn này qua đi, nếu chim sống mạnh khỏe, lại bớt nhát thì ta tiếp tục thuần dưỡng sang giai đoạn hai.
2. Giai đoạn II
- Trước hết, ta quan sát ở cóng thức ăn, cóng sâu và quả chuối, để biết trong giai đoạn đầu, chim thích nghi với thức ăn gì. Nếu nó chỉ có ăn chuối, thì ta đánh giá con chim này thuộc loại khó thuần dưỡng, vì nó chỉ muốn sống đời sống của rừng. Nếu nó ăn sâu thì công việc của ta sắp tới sẽ bớt khó khăn hơn. Nếu nó ăn thực phẩm pha chế của ta, thì coi như "chú chàng" đã chịu ăn đời ở kiếp với mình.
- Nếu trong giai đoạn đầu, ta thấy chim chỉ ăn chuối, ăn sâu, thì ta cứ thêm sâu thêm chuối vào lồng rồi trùm kín áo lồng như cũ, nhưng có thể treo lồng đến một chỗ tương đối ồn ào hơn, để bắt chim quen dần với tiếng động xã hội loài người. Nếu thấy chim biết ăn thực phẩm chế biến, thì dứt khoát ta bỏ hẳn sâu và chuối ra ngoài, để nó tập ăn thức ăn mới cho quen. Đồng thời, ta có thể hé áo lông ra, rồi treo chim vào chỗ có người qua lại để chim dạn dĩ lần hồi.
3. Giai đoạn III
Khi ta thấy chim ăn được thực phẩm chế biến, thì từ nay ta chỉ cho ăn một loại thực phẩm này. Áo lồng được vén rộng hơn để chim đưa tầm nhìn của mình rộng hơn, hầu dạn dĩ hơn...
Kỹ thuật nuôi và thuần hóa chim rừng, Nguồn: CLB Chim cảnh Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét