Mô hình nuôi rắn Ráo Trâu thoát nghèo
Từ TP HCM, biết tin nhiều hộ dân nghèo khó ở đảo Nhím (xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh nhờ nuôi rắn mà thoát khỏi cơn bĩ cực của sự khó nhọc, chúng tôi lập tức lên đường.
- Trước khi đi sâu vào nghề nuôi Răn Ráo Trâu (một số vùng còn gọi với tên khác là rắn Hổ Hèo, rắn Long Thừa), ông Hùng - người lái đò cũng là chủ “trang trại” rắn và những cư dân đảo Nhím cùng đi trên đò cho biết lúc cao điểm, đảo Nhím có cả trăm hộ dân, sống tách biệt với cộng đồng do đảo nằm giữa lòng hồ Dầu Tiếng. Những năm trước, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào việc đánh bắt cá ở lòng hồ, mà lượng tôm cá ngày càng cạn kiệt trước quá nhiều tay lưới với lối khai thác hủy diệt bằng chất nổ, lưới cào nên cuộc sống của người dân ở đảo rất khó khăn.
- Năm 2003, trước chủ trương di dời của huyện để biến đảo thành khu du lịch sinh thái, cuộc sống người dân ở xã bị xáo trộn. Về nơi ở mới tại ấp Đồng Kèn cách đảo đến 7km được một thời gian nhưng không có đất sản xuất, vậy là nhiều hộ dân lại kéo về đảo, tiếp tục sống bấp bênh theo kiểu "no bữa nào, hay bữa nấy" với việc buông lưới, giăng câu, soi ếch nhái.
- "Người tiên phong ở đảo nuôi rắn là vợ chồng ông Gồng - Đò. Khoảng giữa năm 2007, ông Gồng bắt được con rắn long thừa nặng khoảng 200 gram được lái trả 150.000 đồng. Lúc ông định bán thì bà Đò cản lại. Nghề nuôi rắn long thừa ở đảo Nhím phát triển từ đó".
- Sau khoảng 30 phút tiến ra giữa mênh mông biển nước, đò cập bến. Trên đường đưa chúng tôi đến nhà vợ chồng ông Gồng, chị Võ Thị The, 46 tuổi khoe gia đình chị hiện có 3 chuồng rắn sắp xuất cho lái, mỗi chuồng có 20 con, mỗi con tính bình quân 500.000 đồng thì chị cũng sắp có khoản tiền 30 triệu đồng. Chị The nhẩm tính: "Chủ yếu là lấy công làm lời. Tối tối mình chịu khó đi soi chuột cho rắn ăn. Nếu nuôi giỏi thì khoảng 1 năm xuất chuồng được rồi".
- Nhà vợ chồng ông Gồng - Đò cùng nhiều hộ dân khác nằm trên gò đất cao. Tuy ngó bề ngoài lụp xụp nhưng đôi vợ chồng này đang sở hữu hàng trăm con rắn mà theo nhẩm tính của cư dân xóm đảo trị giá xấp xỉ 100 triệu đồng.
- "Rắn long thừa còn gọi là rắn hổ hèo" - ông Gồng cho biết: "Nếu như dân miền Tây thịnh hành việc nuôi rắn ri voi thì ở đây bà con mặn mà với con rắn hổ. Giống rắn này cắn không chết người, từng có rất nhiều ở đảo Nhím nhưng do có giá trị nên bị săn bắt bừa bãi, số lượng hiếm dần".
- Vợ chồng ông Gồng với những con rắn long thừa quý hiếm được nuôi thành công trên đảo Nhím.
- Bà Đò nhớ lại: "Hồi giờ chỉ quen bắt sẵn ngoài tự nhiên, nay bắt tay vào việc nuôi rắn, nói thiệt hồi hộp lắm. Được cái giống rắn này dễ nuôi, mau lớn. Nuôi được 1 tháng, thấy nó tăng trọng nên vợ chồng tôi mừng lắm, đi soi hễ bắt được là về thả vào chuồng bọc lưới mắt cáo nuôi lớn. Vợ chồng tôi tính chuyện cho chúng đẻ bằng cách nhốt con đực với con cái lại với nhau, ai ngờ chúng đẻ trứng, rồi ấp con. Con giống nhiều, vợ chồng tôi phần nuôi bán thịt, phần bán cho bà con xung quanh cùng nuôi. Riết giờ bà con ở đảo nhà nào cũng có vài chục con làm vốn".
- Theo ông Hồ Quốc Thạch (Trưởng ấp), thời gian đầu việc nuôi rắn trong điều kiện nhốt lồng của bà con gặp một số trở ngại. Qua một thời gian trải nghiệm, người dân đảo Nhím có thể nuôi rắn trong nhiều điều kiện khác nhau, từ tận dụng lồng chuồng nuôi heo cải tạo lại hay chỉ đơn giản rào lưới mắt cáo nuôi trong điều kiện bán hoang dã. Cũng có thể nuôi bằng hầm xi măng âm đất và ấp trứng rắn trong các thùng xốp.
- Ông Nguyễn Văn Đảnh, 55 tuổi, cho biết: "Nếu nuôi khéo trong 12 tháng rắn con sẽ đạt trọng lượng từ 1,5-2kg. Ở trọng lượng này giá thu vào tùy thời điểm từ 460.000 - 520.000 đồng/kg". Ban đầu ông Đảnh mua 4 con rắn giống về nuôi với giá 200.000 đồng. Được 1 năm sau rắn lớn, ông cho phối giống và lứa đầu cặp rắn đẻ được 25 trứng, ấp nở thành công 20 trứng. Cứ vậy mà chỉ sau hơn 2 năm gây dựng, giờ ông Đảnh có số rắn tương đương 30 triệu đồng. "Nếu chịu khó thì người nghèo nào cũng có thể thoát nghèo từ nghề nuôi rắn" - ông Đảnh bộc bạch.
- Theo Ông Hồ Thái Sơn (Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Dương Minh Châu - Tây Ninh) cho biết: Sách đỏ Việt Nam, rắn long thừa thuộc loài rắn hổ, có tên khoa học là Ptyas Mucosus. Tùy địa phương mà loài rắn hổ nhưng không độc này được gọi là rắn hổ dện, rắn hổ trâu. Do vốn đầu tư ít, đầu ra ổn định, giá trị cao và quan trọng nhất là cứu nguy loài này thoát nguy cơ tuyệt chủng nên mô hình nuôi rắn được địa phương khuyến khích, tạo điều kiện. Nhờ vậy mà ngày càng có nhiều nông dân ở huyện hướng vào mô hình nuôi rắn, tập trung nhiều tại 2 xã Chà Là, Lộc Ninh. Đã có nhiều nông dân thoát nghèo, cuộc sống khấm khá nhờ mô hình chăn nuôi động vật thuộc Sách đỏ này.
Mô hình nuôi rắn ráo trâu thoát nghèo, Nguồn: Khuyến nông Tây Ninh.
- Trước khi đi sâu vào nghề nuôi Răn Ráo Trâu (một số vùng còn gọi với tên khác là rắn Hổ Hèo, rắn Long Thừa), ông Hùng - người lái đò cũng là chủ “trang trại” rắn và những cư dân đảo Nhím cùng đi trên đò cho biết lúc cao điểm, đảo Nhím có cả trăm hộ dân, sống tách biệt với cộng đồng do đảo nằm giữa lòng hồ Dầu Tiếng. Những năm trước, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào việc đánh bắt cá ở lòng hồ, mà lượng tôm cá ngày càng cạn kiệt trước quá nhiều tay lưới với lối khai thác hủy diệt bằng chất nổ, lưới cào nên cuộc sống của người dân ở đảo rất khó khăn.
- Năm 2003, trước chủ trương di dời của huyện để biến đảo thành khu du lịch sinh thái, cuộc sống người dân ở xã bị xáo trộn. Về nơi ở mới tại ấp Đồng Kèn cách đảo đến 7km được một thời gian nhưng không có đất sản xuất, vậy là nhiều hộ dân lại kéo về đảo, tiếp tục sống bấp bênh theo kiểu "no bữa nào, hay bữa nấy" với việc buông lưới, giăng câu, soi ếch nhái.
- "Người tiên phong ở đảo nuôi rắn là vợ chồng ông Gồng - Đò. Khoảng giữa năm 2007, ông Gồng bắt được con rắn long thừa nặng khoảng 200 gram được lái trả 150.000 đồng. Lúc ông định bán thì bà Đò cản lại. Nghề nuôi rắn long thừa ở đảo Nhím phát triển từ đó".
- Sau khoảng 30 phút tiến ra giữa mênh mông biển nước, đò cập bến. Trên đường đưa chúng tôi đến nhà vợ chồng ông Gồng, chị Võ Thị The, 46 tuổi khoe gia đình chị hiện có 3 chuồng rắn sắp xuất cho lái, mỗi chuồng có 20 con, mỗi con tính bình quân 500.000 đồng thì chị cũng sắp có khoản tiền 30 triệu đồng. Chị The nhẩm tính: "Chủ yếu là lấy công làm lời. Tối tối mình chịu khó đi soi chuột cho rắn ăn. Nếu nuôi giỏi thì khoảng 1 năm xuất chuồng được rồi".
- Nhà vợ chồng ông Gồng - Đò cùng nhiều hộ dân khác nằm trên gò đất cao. Tuy ngó bề ngoài lụp xụp nhưng đôi vợ chồng này đang sở hữu hàng trăm con rắn mà theo nhẩm tính của cư dân xóm đảo trị giá xấp xỉ 100 triệu đồng.
- "Rắn long thừa còn gọi là rắn hổ hèo" - ông Gồng cho biết: "Nếu như dân miền Tây thịnh hành việc nuôi rắn ri voi thì ở đây bà con mặn mà với con rắn hổ. Giống rắn này cắn không chết người, từng có rất nhiều ở đảo Nhím nhưng do có giá trị nên bị săn bắt bừa bãi, số lượng hiếm dần".
- Vợ chồng ông Gồng với những con rắn long thừa quý hiếm được nuôi thành công trên đảo Nhím.
- Bà Đò nhớ lại: "Hồi giờ chỉ quen bắt sẵn ngoài tự nhiên, nay bắt tay vào việc nuôi rắn, nói thiệt hồi hộp lắm. Được cái giống rắn này dễ nuôi, mau lớn. Nuôi được 1 tháng, thấy nó tăng trọng nên vợ chồng tôi mừng lắm, đi soi hễ bắt được là về thả vào chuồng bọc lưới mắt cáo nuôi lớn. Vợ chồng tôi tính chuyện cho chúng đẻ bằng cách nhốt con đực với con cái lại với nhau, ai ngờ chúng đẻ trứng, rồi ấp con. Con giống nhiều, vợ chồng tôi phần nuôi bán thịt, phần bán cho bà con xung quanh cùng nuôi. Riết giờ bà con ở đảo nhà nào cũng có vài chục con làm vốn".
- Theo ông Hồ Quốc Thạch (Trưởng ấp), thời gian đầu việc nuôi rắn trong điều kiện nhốt lồng của bà con gặp một số trở ngại. Qua một thời gian trải nghiệm, người dân đảo Nhím có thể nuôi rắn trong nhiều điều kiện khác nhau, từ tận dụng lồng chuồng nuôi heo cải tạo lại hay chỉ đơn giản rào lưới mắt cáo nuôi trong điều kiện bán hoang dã. Cũng có thể nuôi bằng hầm xi măng âm đất và ấp trứng rắn trong các thùng xốp.
- Ông Nguyễn Văn Đảnh, 55 tuổi, cho biết: "Nếu nuôi khéo trong 12 tháng rắn con sẽ đạt trọng lượng từ 1,5-2kg. Ở trọng lượng này giá thu vào tùy thời điểm từ 460.000 - 520.000 đồng/kg". Ban đầu ông Đảnh mua 4 con rắn giống về nuôi với giá 200.000 đồng. Được 1 năm sau rắn lớn, ông cho phối giống và lứa đầu cặp rắn đẻ được 25 trứng, ấp nở thành công 20 trứng. Cứ vậy mà chỉ sau hơn 2 năm gây dựng, giờ ông Đảnh có số rắn tương đương 30 triệu đồng. "Nếu chịu khó thì người nghèo nào cũng có thể thoát nghèo từ nghề nuôi rắn" - ông Đảnh bộc bạch.
- Theo Ông Hồ Thái Sơn (Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Dương Minh Châu - Tây Ninh) cho biết: Sách đỏ Việt Nam, rắn long thừa thuộc loài rắn hổ, có tên khoa học là Ptyas Mucosus. Tùy địa phương mà loài rắn hổ nhưng không độc này được gọi là rắn hổ dện, rắn hổ trâu. Do vốn đầu tư ít, đầu ra ổn định, giá trị cao và quan trọng nhất là cứu nguy loài này thoát nguy cơ tuyệt chủng nên mô hình nuôi rắn được địa phương khuyến khích, tạo điều kiện. Nhờ vậy mà ngày càng có nhiều nông dân ở huyện hướng vào mô hình nuôi rắn, tập trung nhiều tại 2 xã Chà Là, Lộc Ninh. Đã có nhiều nông dân thoát nghèo, cuộc sống khấm khá nhờ mô hình chăn nuôi động vật thuộc Sách đỏ này.
Mô hình nuôi rắn ráo trâu thoát nghèo, Nguồn: Khuyến nông Tây Ninh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét