Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Một số bệnh trên cá Tra

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ TRA

1. Bệnh ký sinh trùng
a. Bệnh trùng bánh xe


- Do trùng Trichodina spp ký sinh trên thân hoặc mang.
- Trên thân cá có lớp màu hơi trắng đục, da cá sậm lại, mang cá nhợt nhạt, cá giảm ăn và nổi đầu từng đàn trên mặt nước bơi đảo loạn lòng vòng, chìm xuống đáy rồi chết.
- Phòng và trị: Dùng muối 2 - 3% (20 - 30g muối/lít nước) hoăc dùng Sulphat đồng (CuSO4) với liều 0,5 – 0,7 ppm/ m3 (0,5 – 0,7 g/m3) tạt đều khắp ao.
b. Bệnh trùng quả dưa



- Do trùng Ichthyophthyrius multicifillis ký sinh trên da, mang và vây.
- Da, mang và vây cá có nhiều nhớt màu sắc nhợt nhạt, cá bệnh nặng có thể thấy trùng bám thành các hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục. Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt, thường tập trung chỗ nước mới.
- Phòng và trị bệnh: Dùng Formol với liều lượng 25 - 30ml/m3, sau 3 ngày thay 75% nước và trị bằng formol thêm lần nữa.
c. Bệnh do sán lá đơn chủ


- Do 2 giống Dactylogyrus (sán lá 16 móc) và Gylodactylus (sán lá 18 móc) ký sinh trên mang cá. - Cá thường nổi đầu trên mặt nước, tập trung chỗ nước mới. Khi bị trùng bám nhiều, mang và da có nhiều nhớt, mang có màu màu hồng nhạt, màu trắng hoặc thối rữa.
- Phòng và trị bệnh: Có thể dùng Formol với liều lượng 25 - 30ml/m3. Ngày hôm sau thay 50% lượng nước và xử lý thêm lần nữa nếu cá chưa hết hẳn, hoặc có thể dùng muối ăn với nồng độ 3 - 4% (30 - 40g muối/lít nước) để xử lý.
d. Bệnh nội ký sinh


- Do giun tròn (Nemathelminthes), giun đầu móc (Acanthocepphala) ký sinh trong ruột cá.
- Giun ký sinh trên niêm mạc ruột hút chất dinh dưỡng làm cho cá gầy yếu, sinh trưởng kém, gây viêm thủng ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn và
nấm tấn công.
- Phòng và trị bệnh: Trước khi nuôi cá cải tạo ao để diệt trứng giun. Có thể dùng các sản phẩm trị nội ký sinh trùng được phép lưu hành trên thị trường.
2. Bệnh vi khuẩn
a. Bệnh xuất huyết (bệnh đốm đỏ)
- Do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla gây ra.
- Xuất hiện những đốm đỏ quanh miệng, nắp mang và bụng, hậu môn sưng lồi, bụng trương to và có chứa dịch màu vàng hoặc màu đỏ bầm.
Phòng trị bệnh:
- Tránh làm xây xát cá, nuôi mật độ nuôi quá dày. Dùng thuốc tím (KMnO4) liều dùng là 3 - 5g/m3 nước đối với cá nuôi ao và 10g/m3 nước đối với cá nuôi bè. Xử lý lập lại sau 3 ngày, định kỳ một tuần, hai tuần hoặc một lần/tháng tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá.
- Dùng thuốc trộn vào thức ăn:
+ Oxytetracyline: 55 - 77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 - 10 ngày, nên hạn chế sử dụng.
+ Kanamycin: 50 mg/kg cá nuôi, cho ăn 7 ngày.
+ Nhóm Sulfamid: 150 – 200mg/kg thể trọng đàn cá, cho ăn 10 - 20 ngày.
b. Bệnh phù mắt


- Do vi khuẩn Aeromonas sobria gây ra.
- Cá nhiễm bệnh sẽ bơi lờ đờ trên mặt nước, mắt xuất huyết và xưng nặng.
- Phòng và trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung.
- Cách trị: Thay 50% lượng nước và bón vôi 4 - 6kg/100m3 nước. Có thể dùng thuốc giống như tri bệnh xuất huyết.
c. Bệnh mủ gan


- Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra.
- Cá gầy mắt hơi lồi, cá bệnh nặng bỏ ăn bơi lờ đờ trên mặt nước và tỷ lệ chết cao, dấu hiệu bên ngoài không rõ ràng, xuất hiện nhiều đốm trắng đục trên gan, thận và tỳ tạng.
- Phòng và trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung.
- Cách trị: Thay 50% lượng nước và bón vôi 4 - 6kg/100m3 nước. Dùng 1 trong 3 loại kháng sinh sau florphenicol, doxycyclin. Liều dùng 0,5-1g/1kg thức ăn. Có thể bổ sung thêm Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá.
d. Bệnh trắng da
- Do vi khuẩn Flexibacter sp gây ra.
- Cá bị nhiễm bệnh thường bỏ ăn, gốc vây lưng xuất hiện vết đốm trắng sau đó lan dần đến cuống đuôi và toàn thân. Cá bị bệnh nặng thường bơi lờ đờ ngang mặt nước, rồi lộn đầu xuống và chết.
- Phòng trị: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung.
- Cách trị: Trộn Enrofloxacin, colistin 0,5 - 1g/kg thức ăn cho ăn liên tục 5 - 7 ngày. Hoăc dùng chlorin phun đều khắp ao với liều 1 g/m3.


Một số bệnh thường gặp ở cá tra, Nguồn: Chi cục Thủy sản Cần Thơ

1 nhận xét:

nhìn sợ quá mình thích ăn cá này lắm luôn
Hoàng Nguyên Green

Đăng nhận xét