Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

Kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà phần I

Kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà phần 1

Giới thiệu một số yêu cầu kĩ thuật căn bản trong nhà Yến


Ðể có một căn nhà Yến thành công vấn đề nhất thiết là phải biết cách quan sát hướng bay của đàn Yến, mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp. Ngoài ra một điều quan trọng nữa là phải tạo ra môi trưọng vĩ mô và vi mô đảm bảo cho căn nhà.

Giới thiệu một số loài Yến nhạn ở Việt Nam:

Việt Nam

Tiếng Anh

Tiếng Indonesia

Loại tổ

Én

Swallow


Cọ - rác

Nhạn

Martin


Cọ - rác

Yến cọ Indonesia

Swift

Seriti

Cọ - nước bọt

Yến cọ Việt Nam

Apus Affinis


Cọ - nước bọt

Yến cây dừa

Cypsiurus


Cọ

Yến Hàng

Aerodramus Germanicus

Walet

Nước bọt

Yến tổ trắng

Aerodramus Fuciphagus

Walet

Nước bọt

Ðể có một căn nhà Yến thành công vấn đề nhất thiết là phải biết cách quan sát hướng bay của đàn Yến, mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp. Ngoài ra một điều quan trọng nữa là phải tạo ra môi trường vĩ mô và vi mô đảm bảo cho căn nhà.

A. Ðiều kiện vĩ mô (Bên ngoài căn nhà)

B. Ðiều kiện vi mô (Bên trong căn nhà)

A. Ðiều kiện môi trường vĩ mô

  1. Chim Yến kiếm ăn hàng ngày quanh khu vực xây nhà
  2. Chim Yến bay vòng quanh khu vực trước khi vào tổ
  3. Nơi kiếm ăn hàng ngày của đàn Yến
  4. Gần một căn nhà Yến có sẵn

Ðiọu kiện:

1. Ðủ không gian cho chim bay lượn vòng

2. Dồi dào thức ăn quanh năm cho đàn Yến

3. Không có thiên địch của chim Yến hay những yếu tố bất lợi khác cho đàn chim

Hấp dẫn chim vào nhà

A. Sử dụng âm thanh (CD / băng Cassette)

B. Sử dụng vòi phun nước
B. Ðiều kiện môi trường vi mô

1. Nhiệt độ

Từ 270C – 290C

Lý tưởng: 280C

2. Ðộ ẩm

Từ 80% - 95%

Lý tưởng: 85%

3. Ánh sáng

0.02 Lux (Ðơn vị đo cường độ ánh sáng)

4. Mùi bầy đàn

Dung dịch PW

Bột KW 3 (Tạo mùi nhà Yến cũ)

5. Thanh làm tổ

Thanh gỗ tẩm sấy đặc biệt SWO2

6. Lỗ ra vào, Lỗ liên phòng, Lỗ liên tầng

- Không cản trở đường bay của chim

- Ðủ lớn để phát triển đàn

- Ðảm bảo an toàn với trộm và thiên địch của chim

- Ngăn ánh sáng và gió

7. Thiên địch của chim Yến

  1. Chuột
  2. Gián
  3. Kiến
  4. Rệp
  5. Tắc kè
  6. Cú mèo
  7. Dơi
  8. Nấm
  9. Chim hoang dã
  10. Mèo
  11. Chim nhà, bồ câu
  12. Muỗi
  13. Ong
  14. Ăn trộm
* Sau khi làm xong nhà cho yến với đầy đủ các thiết bị để dụ yến vào làm tổ và đảm bảo điều kiện sống của yến thì việc cho ăn giống như các loài chim khác bạn không phải lo. Vì hằng ngày chim yến tự đi kiếm ăn. Điều quan trọng hơn hết là nơi làm nhà cho yến ở phải có sẵn yến ở ngoài tự nhiên nếu không thì làm nhà yến tốt đến mấy cũng chẳn có con chim yến nào vào làm tổ.

Trên đây chỉ là những kiến thức cơ bản trong nghể nuôi yến trong nhà, nếu bạn thấy nơi mình ở có điều kiện tốt, có sẵn yến ngoài tự nhiên nhiều và bạn muốn làm giàu từ nghề này thi bạn nên đi thực tế để xem và học cách nuôi chim yến trong nhà ở một số hộ gia đình hay trang trại nuôi chim yến khác.

***********************

Dưới đây là bài viết về nghề nuôi chim yến thành công ở một số vùng miền trến đất nước

Yến nuôi trong nhà ở Gò Công Để có thể "dụ" yến vào nhà, trước hết phải tìm nơi có tổ yến tự nhiên. Tìm hướng bay của chim yến và đặt những căn nhà có cửa vào đúng hướng chim bay.

Ngoài ra, còn phải lắp đặt thêm những loa nhỏ phát ra tiếng chim kêu để gọi yến vào. Rồi dùng thêm các kỹ thuật như "phun mưa", tạo mùi bầy đàn, lắp những tổ yến giả vào những thanh gỗ (chuyên dùng cho yến làm tổ) áp sát mái để yến có cảm giác gần gũi, vào nhà rồi ở lại làm tổ.

Ngửa mặt lên trời... tìm chim yến

Mới 24 tuổi nhưng giám đốc Lê Danh Hoàng lại được nhiều người biết đến vì có biệt tài "gọi" yến vào nhà. Để xây dựng và chuyển giao công nghệ cho hơn 30 "ngôi nhà yến" ở gần chục tỉnh thành trải dài từ miền Trung trở vào, Hoàng đã vượt đại dương bôn ba đến nhiều nước học hỏi, từ chuyện phân biệt chim yến, "dụ" yến vào nhà, đến kỹ thuật giữ yến và phát triển bầy đàn. Nhưng Hoàng đến với nghề này một cách tình cờ. Khi học năm thứ 2 Trường ĐH Ngoại thương, Hoàng làm thêm nghề hướng dẫn viên du lịch. Có một lần Hoàng được giao phụ trách đoàn doanh nhân Indonesia tham dự hội chợ VN Expo, được tiếp cận với nghề nuôi "yến nhà" của một chuyên gia trong đoàn. Tuy nhiên, số lượng người ghé tham quan gian hàng này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, bởi ai cũng nghĩ tổ yến (hay còn gọi là "yến sào") được lấy từ những vách đá cheo leo ngoài biển khơi, chứ làm gì có chuyện gây nuôi trong nhà?

Nguoi goi chim yen vao nha
Lê Danh Hoàng đang khai thác tổ yến ở Phan Rang

Những ngày giúp việc ngắn ngủi cho vị chuyên gia về yến đã giúp Hoàng tìm hiểu và khám phá nguồn lợi to lớn từ "của trời cho". Kết thúc hội chợ, Hoàng đã đổi phong bì tiền "boa" để lấy những tập tài liệu, sách, đĩa về nghề nuôi chim yến. Hoàng sang Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Hồng Kông và lang thang qua 20 bang của Hoa Kỳ để học công nghệ gây nuôi yến; đồng thời tìm "đầu ra" cho sản phẩm một cách bài bản. Trở về VN, Hoàng lại vác ba lô đi khắp các tỉnh thành "ngửa mặt lên trời" tìm chim yến. Hết khảo sát lại cặm cụi ghi ghi chép chép, thống kê. Đến đầu năm 2005, Lê Danh Hoàng cùng anh là Lê Danh Hiển, một chuyên gia thiết kế "nhà yến" đứng ra thành lập Công ty Chấn Hưng (Eka Vietnam) để phổ biến kỹ thuật và cung cấp thiết bị nuôi chim yến nhà.

Ước mơ về "thành phố yến"

Không phải loài yến nào cũng có thể nuôi trong nhà. Hiện trên thế giới có chừng 100 loài chim yến. Riêng chim yến cho tổ yến ăn được có 4 loài. Để nuôi và khai thác tổ yến trong nhà thì chỉ có loài Aerodramus Fucifagus (chim yến tổ trắng) và Aerodramus Germanicus (yến hàng). Yến tổ trắng có giá từ 1.500 - 1.800 USD/kg trong khi tổ yến hàng (phần lớn thu hoạch từ các hang yến tự nhiên) có giá cao hơn, khoảng 3.000 USD/kg (một kg có chừng 100 đến 130 tổ). Để có thể "dụ" yến vào nhà, trước hết phải tìm nơi có tổ yến tự nhiên chính. Tìm hướng bay của chim yến và đặt những căn nhà có cửa vào đúng hướng chim bay. Ngoài ra, còn phải lắp đặt thêm những loa nhỏ phát ra tiếng chim kêu để gọi yến vào. Rồi dùng thêm các kỹ thuật như "phun mưa", tạo mùi bầy đàn, lắp những tổ yến giả vào những thanh gỗ (chuyên dùng cho yến làm tổ) áp sát mái để yến có cảm giác gần gũi, vào nhà rồi ở lại làm tổ.

Chi phí đầu tư cho một "nhà yến" tốn chừng 60 - 80 triệu đồng. Nhưng bù lại, không cần chăm sóc, không cần tốn thức ăn vì yến tự kiếm mồi là các loài côn trùng có trong tự nhiên. Phân yến cũng không cho mùi khó chịu nên mọi người thường đùa "xây khách sạn cho yến ở trên còn gia chủ ở dưới". Tiến sĩ sinh vật học Elisa Nugroho - Chủ tịch Hiệp hội những người nuôi yến Indonesia từng quả quyết rằng: "Nếu đặt nhà đúng vị trí và áp dụng đúng kỹ thuật thì tỷ lệ thành công đến 95%".

Tổ yến là một loại thực phẩm chứa trên 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho việc tạo máu, ổn định thần kinh, kích thích sản sinh tinh trùng và trứng. Ngoài ra, tổ yến cũng chứa 10% acid sialic, một yếu tố tạo mới tế bào. Dùng tổ yến thường xuyên sẽ giúp làm đẹp da, chống lão hóa và ngăn ngừa các khối u. Chính vì vậy, loại thực phẩm thượng hạng này rất đắt giá. Trung bình một căn nhà yến thành công rộng 100m2 có thể thu hoạch 10 kg tổ yến/năm, đem lại 15.000 USD. Tại Indonesia, có những căn nhà thu lợi 70.000 USD/năm từ tổ yến. Riêng ở Gò Công đã có những thông tin một căn nhà yến ở Long Bình đem về hàng chục ngàn USD cho gia chủ mỗi năm.

Theo các nhà nghiên cứu, chim yến là loại có "tính chung thủy rất cao". Khi đã "cặp bồ" với nhau chúng sẽ không bao giờ "chung chạ" với con khác. Đến mùa, chúng cùng nhau làm tổ đẻ trứng bằng những sợi nước bọt trắng và phớt hồng gọi là tổ yến. Yến nuôi trong nhà cho tổ dày, mỗi năm có thể cho đến 4 đợt (yến đảo chỉ cho 1-2 đợt tổ/năm). Đặc biệt, chúng cũng không bao giờ lạc tổ, lạc nhà. Chính vì lẽ đó, người ta chỉ "dụ" được những con chim con vừa chập chững bay. Và để gây dựng đàn thì phải mất từ 1 đến 2 năm.

Trở lại với sự nghiệp của anh em ông chủ trẻ Lê Danh Hoàng, sau "nhà yến" đầu tiên thành công ở Phan Rang, đến nay Eka đã xây dựng và chuyển giao công nghệ cho hơn 30 nhà yến ở một số tỉnh thành. Gần đây, Eka tập trung phát triển ở Gò Công (Tiền Giang). Đến chân cầu Long Chiến đối diện chợ Gò Công (mới) là có thể nghe tiếng chim yến kêu ríu rít. Dạo một vòng quanh thị xã Gò Công, chúng tôi phát hiện rất nhiều căn nhà cũ và mới đang xập xình nâng tầng để nuôi chim yến. Cá biệt có nhiều nhà đã có yến tự nhiên đến trú ngụ trên 20 năm và thu lợi từ nhiều năm qua. Riêng Eka đã có trên 10 căn nhà yến, một phần trong số đó là chuyển giao công nghệ, xây dựng nhà yến cho người dân địa phương. Lê Danh Hoàng cho biết: "Gò Công có điều kiện sinh thái lý tưởng với 30% rừng cây, 20% mặt nước, 50% đồng lúa và bụi cây thấp, cộng thêm khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi chim yến. Đàn yến tự nhiên ở đây cũng có trên 3.000 con".

Không bằng lòng với những gì đã có, Hoàng đang ấp ủ dự án về một "thành phố yến" tại xã Long Bình - Gò Công Tây (Tiền Giang). Để thực hiện ước mơ này, Hoàng cùng Hiển đã mua đất, lập dự án xây dựng làng yến với 100 "căn hộ". Hoàng nói đầy tự tin: "Chỉ vài ba năm sau thôi, số lượng chim yến ở đây sẽ nhiều gấp 10 lần. Không lâu nữa VN cũng sẽ có một thành phố yến hoành tráng như Indonesia, thu hút khách thập phương về tham quan, du lịch và người dân ở đây sẽ hưởng được lợi nhuận rất lớn từ yến".

Suốt hành trình đi cùng chúng tôi, Hoàng say sưa kể những dự án trong tương lai về việc ấp, nuôi yến công nghiệp, tạo thức ăn cho chim non, chế tạo máy bắn thức ăn với niềm say mê dường như bất tận... Trời sầm sập tối, từng đàn chim yến lũ lượt kéo nhau bay vào những "khách sạn" dành riêng cho chúng trú ngụ, bôi đen cả một góc trời của xã Long Bình. Dõi theo cánh chim là ánh mắt sáng niềm hy vọng của người dân nơi đây.





Kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà - by ekavietnam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét