Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Kỹ thuật nuôi cá Dĩa

Kỹ thuật nuôi cá Dĩa

I. Đặc điểm sinh học
1.1 Phân bố, sinh thái

- Sông Amazon (Nam Mỹ) là nơi sản sinh nhiều loài cá đẹp nhiều cá quý, cá đẹp và cá lạ: Cá đuối gai độc, cá Rồng, cá Hải Tượng, … và cả cá Đĩa.

- Cá sống mạnh khỏe ở một môi trường nước thật sạch, độ pH từ 5,5 - 6,5 và ở điều kiện nhiệt độ từ 28 - 32 độ C

1.2 Hình thái



- Cá đĩa có thân hình trơn láng. Cá đĩa được chia ra 2 chủng loại chính đó là cá đĩa Hoang và cá đĩa thuần chủng.

- Cá trưởng thành có kích thước từ 15cm đến 20cm, thân hình có dạng tròn như chiếc đĩa, rất dẹp, miệng nhỏ, mang nhỏ và sống hiền hòa theo bầy đàn trong tự nhiên.

1.3 Phân loại
- Cá đĩa hoang thì có 4 dòng chính
+ Đĩa Heckle.


+ Đĩa nâu (brown discus).


+ Đĩa xanh Dương (blue discus).


+ Đĩa xanh lá (green discus).


- Các loài cá đĩa còn lại điều do những nghệ nhân chơi cá Lai tạo thành. Giống thông thường của dòng cá lai tại dược gọi là cá đĩa bông xanh (turquoise). Hiện nay giống mới nhất là cá bạch tạng (snow white hoặc albino white).


1.4 Dinh dưỡng
Cá đĩa không kén ăn. Thức ăn của cá đĩa trong môi trường nuôi nhân tạo thường là trùn đỏ, trùn chỉ, bo bo, lăng quăng hay tim gan bò băm nhuyễn. Tuy nhiên cá đĩa là tương đối khó nuôi vì cá chỉ sống tốt khi môi trường nước nuôi gần giống môi trường nước cá sông ngoài tự nhiên. Người ta dựa vào những tiêu chuẩn này để làm bể nuôi cá đĩa cho thật phù hợp để cá sống mạnh khỏe.

II. Sinh sản
Có sự khác biệt giữa nuôi cá để ngắm chơi và nuôi sinh sản (ss) về kích thước hồ, nơi đặt hồ, độ PH, ...

2.1 Hồ sinh sản
- Kích thước hồ: từ 30 - 40 x 50 x 60cm (cao, rộng, dài).

- Mực nước trong hồ: Tuỳ theo kích thước cá nhưng thường thì khoảng 30cm.- Ánh sáng: Sáng mờ mờ (khi cá đã đẻ thuần thục, ĐK này không còn cần thiết).

- Âm thanh: Tránh gây tiếng động trong suốt quá trình cá đẻ đến khi tách bầy.

- Nhiệt độ: Nắng gió phương nam không quan tâm đến yếu tố này (khoảng 28 – 30 độ C là cá đẻ tốt).
- pH từ 6,0 đến 6,4 (nếu cá đẻ lần đầu hoặc không chịu đẻ thì tiến hành nâng pH lên 6,6 - 7 và tăng ánh sáng để cá sung lại).

- Không sử dụng máy lọc.

- Thổi khí nhẹ đến vừa phải (nếu sử dụng lọc sinh học sẽ tốt hơn).

- Đặt giá thể làm nơi khi cá để.

2.2 Cá sinh sản


- Phải là cặp cá tròn, đẹp, dáng chuẩn được nuôi trên 10 tháng. Việc xác định trống mái với các bạn mới chơi là một vấn đề nan giải, không thể diễn đạt trọn vẹn. Sau một thời gian, khi cá bắt đầu bắt cặp (bắt đầu sinh sản_sinh sản lần đầu) thì việc xác định cá trống mái với độ chính xác từ 85% đến 90%. Tạm thời bây giờ hãy chấp nhận cách cổ điển như sau:
+ Cho 7 - 8 cá có ở độ tuổi 9-12 tháng tuổi vào hồ nuôi chung.
+ Cho một giá thể (Máng đẻ) vào hồ.
+ Quan sát thấy cặp cá nào quấn lấy giá thể, đánh đuổi những cá khác, làm vệ sinh giá thể, thậm chí đẻ luôn trên giá thể thì bắt cặp đó cho vào hồ ss đã chuẩn bị trước phần trên.
+ Bổ sung cá khác vào nếu còn.

- Thông thường cá dĩa có thể đẻ sau 10 tháng tuổi nhưng thành thục phải từ tháng thứ 9 trở đi. Vì vậy trong thời gian này bạn có nôn nóng cũng không làm được gì.

- Khi cá trống đang dọn ổ đẻ trong điều kiện môi trường nêu trên, có thể 3 giờ sau sẽ đẻ.

2.3. Chăm sóc cá sinh sản
Trong giai đoạn này ta không can thiệp được bất cứ việc gì ngoài việc chờ và chăm sóc như sau:
- Thay nước: 1-2 ngày lần với lượng nước thay ra 10% đến 20% lần. Cá thường đẻ vào khoảng 16 giờ đến 22 giờ . Tránh thay nước vào khoảng thời gian này- PH ổn định từ 6
- 6,5 Tùy cá tơ hay già.

- Cho ăn: ngày 1-2 lần (sáng, chiều) với lượng thức ăn rất ít chủ yếu là chất lượng, (Tim bò + Vitamin + Tảo + chất kết dính).

- Với PH dưới 6,5 cá ăn rất ít, thậm chí không ăn tránh cho ăn thừa làm hư nước, thối trứng. Nếu thuận lợi 1 đến 2 ngày cặp cá sẽ đẻ.
2.4 Chăm sóc và bảo quản trứng

- Cá đẻ sau 1 giờ dùng Blu methylen phun lên trứng để ngừa mốc, thối hoặc mình dùng formol nồng độ 35% với lượng 2cc/100 lít nước vừa ngừa mốc thối cho trứng vừa ngừa nấm cho cá bố mẹ. (Nếu giữ được nước sạch thì không cần dùng hóa chất để bảo quản trứng).

- Sau 36 giờ từ khi đẻ, trứng cá sẽ đổi màu:
+ Từ màu trắng trong sang màu trắng đục: Xong !!! Trứng hư, thối, do nhiều nguyên nhân:Trứng không thụ tinh do cá còn quá non, do nước dơ làm thối trứng,....
+ Từ màu trắng trong sang màu đen: cho thấy bước đầu đã thành công, trứng đã thụ tinh đang dần thành con. Tiếp tục sau 75 giờ hoặc hơn nữa tùy vào thời tiết nóng lạnh sẽ thấy cá con que quẩy trên giá thể.

- Đối với các cặp cá ăn trứng cần dùng lưới bao tổ trứng lại. Cần theo dõi quan sát khi thấy trứng đã nở hết nhẹ nhàng tháo lưới bao ra.



- Mốt số điều cần lưu ý: mọi thao tác trong khu vực ss đều thật nhẹ nhàng từ thay nước, cho ăn, bao trứng, tháo bao trứng,.... nếu không cái giá trả thật đắt là cá giật mình có thể quay lại ăn hết con.

- Sau khi tháo bao trứng những khả năng xảy ra:
+ Một hoặc cả 2 con bố mẹ ăn hết con: Xong, kết thúc chờ đẻ đợt khác. Nếu trong các lần đẻ sau cá vẫn ăn hết trúng zậy LÀ XONG, CHẤM HẾT, KẾT THÚC MỌI VIỆC. + Sau vài giờ hoặc hơn cá bố mẹ vẫn quanh quẩn bên giá thể mà không làm gì. Có hy vọng nhưng không cao số lượng cá con trở thành cá bột không quá 60%. Hy vọng những lần đẻ sau sẽ cải thiện được.
+ Sau vài giờ hoặc hơn cá bố mẹ dọn sạch những trứng hư di chuyển cá con đi chổ khác và gom lại: Thành công tốt đẹp. Chuẩn bị tinh thần nuôi bột.
+ Sau vài giờ hoặc hơn cá bố mẹ dọn sạch những trứng hư di chuyển cá con đi chổ khác và gom lại thật nhỏ như hạt đậu: Thành công mỹ mãn_trên cả tuyệt vời “Hàng hiếm mà ai cũng muốn có khi nuôi cá sinh sản”. Chuẩn bị tinh thần nuôi cá bột với số lượng trên 90%.


- Đối vói các cặp cá vẫn không giữ trứng khi tháo bao lưới nên tách cặp cá ra ghép với cá khác sẽ tốt hơn. Nếu cặp cá không giữ trứng là cặp cá ma ta “ƯNG Ý” nhất không muốn tách cặp vẫn còn biện pháp cuối: “NUÔI VÚ”.

III. Cá bột


Là giai đoạn cá con bắt đầu bám cá bố mẹ đến khi tách bầy khoảng 12 - 15 ngày tuổi, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy theo thể trạng cá bố mẹ.

3.1 Chăm sóc
Chăm sóc gián tiếp thông qua cá bố mẹ, cá bố mẹ chăm đàn con, chúng ta chăm lại nó. Đây là giai đoạn khó khăn nhất nhưng chúng ta không can thiệp được gì, đôi lúc nhìn đàn con chết hàng loạt mà thấy nao lòng. Nguyên nhân cá bột chết thường không xác định được bởi chúng quá nhỏ không khám nghiệm được, chỉ phỏng đoán: do cá bố mẹ không tiết sửa, cá con chết vì đói hoặc do hồ nước có vấn đề,…
Tuy vậy, mình cũng phải "góp sức" với cá bố mẹ bằng những bước sau:

- Xem lại thổi khí trong hồ, cần thiết thì tăng lên chút ít.

- 1 đến 2 ngày đầu khi cá bột rời giá thể: không nên thay nước hồ cá, cho cá bố mẹ ăn rất ít hoặc không cho ăn để tránh hư nước. Nếu đàn con không bám cá bố mẹ, hạ mức nước trong hồ xuống còn cách vây trên của cá khoảng 10cm. Tránh mọi dòm ngó, xăm xoi, xem chừng, …vì đây là những việc làm vô ích, đôi khi sẽ có tác hại.

- Ngày thử 3 đến ngày thứ 5 nếu đàn con đã bám theo cá bố mẹ: Thay nước 10% mỗi ngày.
+ Mọi thao tác trong khu vực cá đẻ đều phải nhẹ nhàng, từ tốn.
+ Tăng cường lượng thức ăn cho cá bố mẹ ở mức độ vừa phải (hai lần trong ngày, khoảng đầu ngón tay cho mỗi lần/mỗi con). Cho atermia mới nở cho cá con ăn, đừng nhiều quá hư nước, chết cá.

- Từ ngày thứ 6 trở đi tiếp tục cho cá bột ăn atermia vài lần trong ngày, nếu bầy con chịu ăn atremia sau 2 ngày, chúng ta có thể tách bầy khi cần thiết. Nhưng tốt nhất vẫn sau 10 ngày tuổi.

- Cũng có cách khác là trong thời gian tử ngày thứ 6 trở đi cho cá bố mẹ ăn trùng chỉ để cá bột "ăn ké" sau 10 ngày ta tách bầy.

- Lưu ý:
+ Không thay hoặc thay nước rất ít trong ngày thứ 1 đến ngày thứ 3.
+ Ngày thứ 3 hoặc hơn nữa mới thay nước với lượng nước 5% -10% cho lần thay đầu rồi tăng dần ở những lần sau nhưng không vượt quá 20%.
+ Chất lượng nước thay vào hồ phải tương đồng về PH, nhiệt độ.

3.2 Tách bầy cá bột


- Thời gian tách cá bột nuôi riêng phụ thuộc vào tay nghề của người chăm sóc cá. Nếu tay nghề “CỨNG” có thể tách cá nuôi riêng sau 7 – 10 ngày tuổi (tách càng sớm cá bố mẹ sẽ sớm đẻ). Nếu mới cho đẻ 1 -2 lần nên để cá 2 tuần hãy tách bầy (đợi khi đã có nhiều kinh nghiệm nuôi dưỡng cá con, cá bố mẹ).

- Có thể dùng vợt lưới để vớt cá bột ra nhưng với cách này cá dễ bị xây xát cả cá bố mẹ lẫn cá bột.

- Dùng ống nhựa trong mềm đường kính khoảng 14-16 mm gắn thêm ở đầu ống nhựa cứng khoảng 20 mm, tổng độ dài dụng cụ tự chế này khoảng 2m - 3m. Cách này tránh được xây xát. Cho đầu có gắn ống nhựa cứng vào hồ hút cá bột ra xô, chậu. Dùng đầu có gắn ống nhựa cứng rà theo mình cá bố mẹ, chúng sẽ phản ứng quyết liệt. bạn cứ tiếp tục cho đến khi hết cá bột trong hồ mới thôi. Vì nếu gián đoạn trong thời gian tử 15 phút trở lên có thể cá bố mẹ "giận” quay sang ăn hết đàn con còn lại.

- Đem xô chậu có chứa cá bột đến hồ nuôi, không đổ trực tiếp mà vẫn cách cũ hút từ xô chậu vào hồ nuôi. Từ lúc này hoặc vài ngày nữa chúng sẽ thành cá hương. ta sẽ bàn về cá hương sau, bây giờ quay lại chăm sóc cá bố mẹ.

3.3. Chăm sóc cá bố mẹ sau khi tách bầy
Đây là việc làm cần thiết: với cá là để tái sản xuất.
- Nếu cá đã nuôi con 2 lần liên tục ta nên cho cá vào hồ tập thể nghỉ ngơi (hồ lớn chứa từ 10 đến 15 con) tăng pH lên trong khoảng từ 6,5 - 7,0, thay nước ngày 1 lần với lượng nước thay ra từ 60% -80%. Sử dụng lọc, thổi khí hơi mạnh, thức ăn cho cá là tim bò đã chế biến, thịt bò xắt hạt lựu, lăng quăng, ròng ròng,... ngày 2 đến 3 lần; khoảng 20 - 25 ngày cá sẽ có dấu hiệu muốn sinh sản.

- Nếu cá mới nuôi con 1 lần ta vệ sinh hồ sạch sẽ với lượng nước thay ra khoảng 60% -80% sau khi tách bầy. Thực hiện lại phần "chăm sóc cá sinh sản" nêu trên khoảng từ 5 -10 ngày cá sẽ đẻ lại.

VI. Chăm sóc cá hương
Cá hương, cá bột là danh từ để chỉ độ tuổi của cá: cá bột với độ tuổi từ 3 - 15 ngày tuổi, chưa hoàn toàn sống độc lập được; cá hương là cá sau khoảng thời trên, hoàn toàn có thể tự sống được mà không cần đến bố mẹ. Việc chăm sóc được thực hiện như sau:
- Không cho ăn, không thay nước trong ngày đầu tiên cho ra hồ. (Có thể cho ăn sau 2-3 giờ tách bầy nhưng phải thay nước).

- Nếu cho ra cá bột trước 10 ngày tuổi tiếp tục cho ăn atermia, vài ngày sau đó mới cho ăn trùng chỉ, nếu cho ra cá bột sau 10 cho ăn trực tiếp trùng chỉ.

- Thay nước 2 lần trong ngày; từ 20% lần đầu tăng dần lên cũng không quá 40%(thay nước khi thấy dơ trong 10 ngày đầu tiên tách bầy, nước vào nhỏ giọt 5 - 10 lít/ giờ)

- pH nước 6,8 - 7,5;

- Thức ăn trùng chỉ 3 - 8 lần trong ngày.

- Mực nước trong hồ từ 8 - 15cm;

- Thổi khí nhẹ, không sử dụng lọc;
Giai đoạn này lo lắng cho đàn con tuy giảm nhưng nguy cơ vẫn còn: do shock nước, do nước dơ, do thời tiết thay đổi, …làm cá vẫn có thể chết.

- Lưu ý:
+ Trong suốt quá trình nuôi ở bất cứ giai đoạn nào cũng ngừng cho ăn trước và sau thay nước 1 giờ. Phòng bệnh hơn trị bệnh
+ Nếu mọi chuyện êm xuôi, ta kết thúc giai đoạn cá hương chuyển sang cá bé

V. Chăm sóc cá bé

- Mật độ 100-150 con / hồ 30 x 50 x 120.
- Thay nước 1 lần trong ngày từ 60 - 80%

- PH 6,8 - 7,5;

- Thức ăn trùng chỉ + Tim bò, ngày 4 - 6 lần.

- Mực nước trong hồ từ 20 - 25cm.

- Thổi khí vừa phải.

- Sử dụng lọc lọai 8 - 12Wat, 8 - 10/24; (Tắt lọc khi chúng ta ngủ và khi cho ăn 20 phút).

- Giai đoạn này cá hầu như không bị bệnh ngoài những yếu tố chủ quan do ta gây ra như để nước dơ cá bị nấm, cho ăn nhiều sinh sình bụng, nhiễm trùng đường ruột.

- Thuốc trị cơ bản:
+ Nấm: có bán tại các tiệm cá cảnh; cephalêxin, Tetra vàng của nhật.
+ Sình bụng: ngưng cho ăn tăng nhiệt lên 30 – 32 độ C (2 - 3 ngày);
+ Nhiễm trùng đường ruột: Metronidazon 500 có bán tại các tiệm thuốc tây (4-6viên/100lít nước).

- Lưu ý:
+ Giảm hoặc ngưng cho ăn trong những ngày thời tiết thay đổi mưa bão, lạnh.
+ Loại bỏ những con khuyết tật như thiếu vây, hở mang ...
+ Sau 30 - 45 ngày phân lọai hoặc vớt bớt số lượng cá trong hồ ra vì chúng đã lớn mật độ như vậy không còn đảm bảo điều kiện sống tối thiểu.

VI. Chăm sócC cá lớn
Giai đoạn này chăm sóc và phòng trị bệnh vẫn như giai đọan cá bé, ngoài một ít thay đổi như sau:
- Mật độ 50-70 con / hồ 40 x 50 x 120.

- Thay nước 1 lần trong ngày; từ 80% - 100%.

- PH 6,8 - 7,2;

- Thức ăn: trùng chỉ + Tim bò, ngày 3 lần.

- Mực nước trong hồ 35cm;

- Thổi khí vừa, có thể mạnh;

- Sử dụng lọc lọai 8 - 12Wat, 8 -10/24; (Tắt lọc khi chúng ta ngủ và khi cho ăn 20 phút).

- Từ giai đọan này trở đi ta đã có những cá thể hoàn chỉnh, đẹp. Việc chăm sóc ngày càng đơn giản hơn: giảm dần mật độ cá trong hồ, giảm lượng thức ăn và số lần cho ăn trong ngày. Vẫn duy trì việc thay 100% nước mỗi ngày.

Kỹ thuật nuôi cá dĩa, Cá cảnh Việt Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét