Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Kỹ thuật nuôi Ốc Hương trên bể xi măng

Kỹ thuật nuôi Ốc Hương trên bể xi măng


I. Ưu điểm nuôi ốc trên bể xi - măng


- Dể quản lý về môi trường nuôi,

- Dể quản lý địch hại.

- Dể chăm sóc cũng như hạ thấp chi phí đầu tư thức ăn.

- Kiểm soát được tỉ lệ hao hụt cũng như khả năng thành công của mô hình.

II. Kỹ thuật nuôi
1 Thiêt kế và xây dựng trại nuôi
1.1 Chọn địa điểm xây dựng
- Có nguồn nước trong, sạch, độ mặn ổn định trên 30‰. Không bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp hay chất thải sinh hoạt….

- Nên có vị trí độc lập, xa khu dân cư.

- Có điều kiện thuận lợi về điện, nước, phương tiện giao thông và các dich vụ sinh hoạt khác.

- Nếu có thể nên xây ở gần điểm sản xuất con giống, nơi tiêu thụ sản phẩm.

1.2.Xây dựng trại
- Căn cứ vào vị trí, diện tích hiện có mà xây dựng cho phù hợp.

- Các công trình phải liên hoàn và thuận tiện cho việc sản xuất.

- Các hạn mục: khu vực chứa cát dự trử, nguồn nước dự trữ, hệ thống nước, hệ thống sục khí, hệ thống điện phải được chủ động và quản lý chặt chẻ.

- Trại cũng cần xây dựng thêm bể xử lý nước thải để đảm bảo môi trường.


1.3 Điều kiện bể nuôi
- Diện tích: tuỳ thuộc vào diện tích hiện có cũng như khả năng kinh tế và trình độ quản lý của hộ nuôi.

- Diện tích bể phổ biến hiện nay thường là: 6 x 2,5 x 1m.

- Hệ thống bể nuôi nên xây dựng bằng vật liệu xi măng, thành bể láng bóng, cao trình đáy và lỗ thoát nước phải thiết kế để thuận tiện cho việc vệ sinh cũng như xả cạn toàn bộ nước nuôi khi cần thiết.

- Công trình phải vững chắc, không bị nứt và rò rĩ.

- Đáy bể lót một lớp cát mịn, cát quá ít sẽ không đủ cho ốc vùi mình. Ngược lại sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh và quản lý môi trường nuôi. Do đo lượng cát tốt nhất chỉ nên dày 1,5 - 3 cm đối với ốc thả nuôi từ 2,5 – 4 tháng và 3 – 4 cm đối với giai đoạn còn lại.

* Lưu ý: Cát trước khi đưa vào bể nuôi phải được sàng qua lưới để loại bỏ cát lớn, đá sỏi. Có thể xử lý cát bằng 1 số hoá chất: Thuốc tím 100ppm hoặc Formol 50ppm để khử trùng, sau đó rửa sạch và đưa vào bể nuôi.

2. Thả giống
2.1 Lựa chọn con giống


- Con giống phải có kích cở đồng đều, không bị biến dạng, có màu sắc đặc trưng.

- Khi đem về trai nuôi ốc vẫn còn hoạt động.

- Ốc không bị bể vỏ mà đặt biệt là phần cuối của vỏ.

- Cần đến nơi sản xuất để tìm hiểu về con giống, cần chọn trai giống có uy tính, có thương hiệu.

2.2. Mật độ và kích thước con giống
- Tùy theo tháng tuổi của ốc hương mà mật độ nuôi khác nhau:

- Tháng thứ nhất: 800 - 1.000 con/m2 ( ốc hương mới sinh sản thành giống).

- Tháng thứ hai: 500 - 800 con/m2.

- Tháng thứ ba: 200 - 300 con/m2.- Tháng thứ tư về sau : 100 - 200 con/m2

- Ốc hương cũng như các loại động vật thuỷ sản khác đều có khả năng thích ứng cũng như chịu đựng các điều kiện môi trương có giới hạn.

- Việc vận chuyển ốc hương giống phổ biến hiện nay là dùng phương pháp làm lạnh nước biển bằng đá tới 25 – 26 độ C. Ốc giống được ngâm trong nước lạnh khoảng 5 phút rồi cho vào bao, bơm oxy và cho vào thùng xốp để vận chuyển.

- Do đó khi đem ốc về đến trại cần mở nắp thùng ra, để ốc thích nghi dần với nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước.

- Không được thả ngay vào bể để tránh hiện tượng gây sốc nhiệt.

2.3 Thả giống
- Căn cứ vào số lượng ốc của từng bể, sau đó cân để định số lượng rồi thả vào bể.

- Khi vận chuyển cơ sở sản xuất chỉ vận chuyển 10kg ốc giống/thùng.

- Chỉ thả ốc vào bể khi ốc đã hồi phục và thích ứng với điều kiện môi trường.

- Cần thả đều ở tất cả các vị trí của bể nuôi.

3. Chăm sóc quản lý
- Cho ốc hương ăn tôm, cá, thịt nghêu băm nhỏ (đã bỏ xương, vỏ).

- Thức ăn được băm ra (đối với loại thức ăn có kích thước lớn) và rửa sạch trước khi cho vào bể nuôi để hạn chế ô nhiễm.

- Thức ăn được rãi đều khắp bể nuôi vì ốc hương giai đoạn nhỏ chỉ vận động được trong một bán kính nhất định.


- Mỗi ngày cho ốc hương ăn 2 lần ở 3 tháng đầu và 1 lần ở tháng thứ 4 trở đi, cho ốc ăn vào buổi chiều tối.

- Lượng thức ăn tùy theo tháng tuổi:
+ Tháng thứ nhất: 15 - 20% trọng lượng ốc nuôi.
+ Tháng thứ hai: 10 - 15% trọng lượng ốc nuôi.
+ Tháng thứ ba: 8 - 10% trọng lượng ốc nuôi
+ Tháng thứ tư về sau: 5 - 7% trọng lượng thân ốc nuôi.

- So sánh sự sinh trưởng của ốc hương với các loại thức ăn tươi khác nhau.


* Ghi chú: Hđ, Pđ: chiều cao, trọng lượng ốc đực. Hc, Pc: chiều cao, trọng lượng ốc cái.

- Ốc nhỏ (cỡ 1g/cá thể) có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DG) nhanh nhất, có thể trên 0,3 mm/ngày.

- Ốc càng lớn (cỡ 5g/cá thể) DG càng giảm, khoảng 0,065 - 0,092mm/ngày tuỳ loại thức ăn. Thức ăn tổng hợp cho ốc tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến nghêu, rồi tôm, mực và thấp nhất là cá.

- Nhận định đó được làm rõ khi nghiên cứu hệ số chuyển đổi thức ăn FCR và hiệu quả sử dụng protein PER.

- Ốc càng nhỏ FCR càng nhỏ và do đó thức ăn càng có hiệu quả. Ốc lớn tiêu thụ nhiều thức ăn hơn trong khi tốc độ tăng trưởng lại giảm.

- Thức ăn có FCR nhỏ nhất là nghêu và đây là một phát hiện quan trọng.

- So sánh kết quả trên thấy PER của nghêu lớn nhất. Phải chăng có sự tương đồng nào đó về cấu trúc protein trong cơ thịt nghêu với khả năng chuyển hoá trong cơ thịt ốc hương. Từ các bảng trên đã khẳng định rõ ràng là thức ăn từ thịt nghêu có hiệu quả nhất để nuôi ốc hương. Thêm vào đó, giá nghêu lại khá rẻ (3.000đ/kg).

- Sau nghêu, tôm là thức ăn có tốc độ tăng trưởng cao và PER lớn nhưng không phải là thức ăn lý tưởng do giá khá cao.

- Cá và mực có tốc độ tăng trưởng chậm và đặc biệt là cá có PER thấp nhất.

- Ðiều này cho thấy một nghịch lý vì cá có cơ thịt mềm- hơn và hàm lượng protein cao hơn, dễ đưa đến suy đoán cá sẽ là thức ăn hiệu quả hơn.

- Khi ốc còn nhỏ, có vẻ như chưa có sự lựa chọn ưu tiên nào, các loại thức ăn được tiêu thụ với tỷ lệ gần bằng nhau.

- Khi ốc càng lớn, chúng càng ưa thích tôm trong khi ăn ít cá hơn. Với nghêu và mực, không có sự thay đổi lớn.

- Như vậy mùi vị của tôm hấp dẫn mạnh với ốc lớn và điều này rất quan trọng trong việc phối chế thức ăn hỗn hợp.

- Từ những nghiên cứu trên mà ta nên chọn loại thức ăn phù hợp với hiệu quả kinh tế cũng như nguồn liệu sẳn có tại địa phương.

- Phải đảm bảo cho ốc ăn đầy đủ. Vào mỗi buổi sáng nên vớt tất cả thức ăn thừa: xương, đầu, cá, vỏ sò... ra khỏi bể trước khi thay nước và cho ăn.

- Ngoài ra nên trộn thêm vitamine C, B1.. Vào trong thức ăn để giúp ốc sinh trưởng nhanh và tăng khả năng đề kháng của cơ thể.

- Thay từ 50 - 70% nước trong bể mỗi ngày. Định kỳ súc rửa đáy và thay lớp cát mới khi thấy đáy có mùi hôi và ốc kém ăn.

- Giữ môi trường bể nuôi luôn sạch sẽ là điều kiện tốt giúp ốc lớn nhanh.

- Trường hợp đáy bể quá bẩn, có mùi hôi, ốc sẽ không ăn và yếu dần, cần chuyển ốc sang bể mới và vệ sinh bể sạch sẽ trước khi dùng lại.

- Định kỳ làm sạch nền đáy và thay cát mới mỗi tuần tốt nhất 1 lần

- Cần thường xuyên kiểm tra bể nuôi,nếu cần thiết nên dùng ống nhựa đường kính 1 – 1,2 cm dán xung quanh thành bể (cách mặt nước khoảng 1cm) nhằm ngăn không cho ốc bò lên thành hay thoát ra ngoài.

- Điều chỉnh hệ thống sục khí để đảm bảo sau cho vừa đủ, không quá mạnh hay quá yếu

- Phải đảm bảo sục khí liên tục 24/24 giờ để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan > 4,5 mg/l.

- Trong quá trình nuôi, ốc thường tiết ra dịch nhầy làm ô nhiễm môi trường nuôi do đó cần phải kết hợp hợp lý với việc cho ăn làm sao để đảm bảo môi trường ít bị ô nhiễm.

- Những ngày mưa lớn (nếu trại bị ảnh hưởng lớn) cần xả bớt lớp nước tầng mặt và giữ không cho độ mặn giảm xuống dưới 20.

- Cần che bớt ánh sáng bằng lưới chắn nắng để nhiệt độ trong bể nuôi không quá 320C vào mùa hè.

4. Thời gian nuôi
Thời gian nuôi từ 5 – 7 tháng tùy theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và tùy thuộc vào giá cả thị trường.

5. Thu hoạch
- Khi ốc đạt kích thước 90 - 150 con/kg có thể thu hoạch bán thương phẩm.

- Cách thu như sau:
+ Tháo cạn nước trong bể.
+ Dùng tay bắt toàn bộ ốc trong bể.
+ Có thể dùng miếng nhựa xúc cả ốc và cát sàng qua cở mắt lưới phù hợp vừa có thể chọn ốc đạt tiêu chuẩn vừa sàn, loại lại được những con ốc nhỏ.



- Những con đủ kích cỡ thương phẩm thì thu riêng, còn lại những con chưa đủ tiêu chuẩn thu hoạch đưa vào bể nuôi khác có con giống cùng cở tiếp tục nuôi cho đến kích thước thương phẩm.

Kỹ thuật nuôi ốc hương trên bể xi măng, Nguồn: Tài liệu Việt Nam.

1 nhận xét:

"Nguồn: Tài liệu Việt Nam". Họ không có mấy cái hình này đâu! sửa nguồn lại đi.

Đăng nhận xét