Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Cần cơ giới hóa Nông nghiệp – Cơ giới hóa trong thu hoạch Lúa

Cần cơ giới hóa Nông nghiệp – Cơ giới hóa trong thu hoạch Lúa



Theo thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng, việc đầu tư cơ giới hóa trong khâu thu hoạch là đích phải đến. Chính phủ đã chuẩn bị chính sách, dự án để hỗ trợ cho nông dân trong thời gian tới.

- Tại xã An Hòa, huyện Châu Thành (An Giang), Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Công nghệ với chủ đề: Cần thúc đẩy cơ giới hóa thu hoạch lúa các tỉnh phía Nam.

- Điều trăn trở hiện nay là chúng ta chưa có nhà máy, dây chuyền sản xuất đồng bộ để tăng năng lực tự sản xuất trong nước, hạ giá thành. Ngoài máy GĐLH thì máy sấy cũng đang rất cần, nhất là cho vụ hè thu ở những vùng ngập nước ĐBSCL

- Theo thống kê khu vực ĐBSCL có tổng diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 3,9 triệu ha, trong đó vụ đông xuân trên 1,5 triệu ha, vụ hè thu khoảng 1,6 triệu ha, vụ mùa 260.000 ha, vụ 3 khoảng 500.000 ha. Tuy từng vùng có đặc thù thổ nhưỡng sinh thái khác nhau nhưng phải tập trung sản xuất theo lịch né rầy nên thường gieo sạ đồng loạt kéo theo thu hoạch tập trung nên thiếu nhân công cho thu hoạch lúa rất trầm trọng.

- Công thuê gặt thủ công bình quân hiện nay từ 2,2 - 2,5 triệu đồng/ha, trong khi đó nếu thuê gặt bằng máy chỉ mất 1,6 - 1,8 triệu đồng/ha. Hơn thế gặt bằng máy rút ngắn thời gian gấp 4 - 5 lần so với cắt lúa thủ công. Tuy nhiên, toàn khu vực ĐBSCL hiện mới có trên 2.000 máy gặt đập liên hợp và 3.500 máy cắt lúa xếp dãy, mới giải quyết được 12% tổng diện tích xuống giống của mỗi mùa vụ, nhìn thấy nông dân thiệt hàng ngàn tỷ đồng.

- Diễn đàn tập trung thảo luận về các chính sách của Nhà nước cho nông dân đầu tư trang bị máy gặt, tính năng và những hạn chế của máy, nhất là máy GĐLH có thể khắc phục trong thời gian tới như hàm cắt của máy sản xuất trong nước nên có khuôn đúc sẽ sử dụng lâu bền hơn so với tình trạng sửa chữa chắp vá như hiện nay. Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Tỉnh khuyến khích phát triển các loại máy sản xuất tại Việt Nam có nhiều tính năng phù hợp đồng ruộng ĐBSCL. Theo dõi hội thi máy GĐLH vừa diễn ra thì đã có một số dòng máy sản xuất trong nước đã có sự cải tiến rất lớn, chẳng hạn máy có thùng nén rơm để nông dân thu gom dễ dàng.

- Cái khó hiện nay là máy GĐLH sản xuất trong, ngoài nước đều có chung hạn chế là dàn bánh lăn dễ bị mòn. Mặt khác giá máy nhìn chung vẫn rất cao, từ 160 - 200 triệu đồng/chiếc, khả năng nông dân đầu tư là rất khó. Tỉnh An Giang đã đột phá đi đầu trong các tỉnh ĐBSCL khi có chính sách hỗ trợ khuyến khích nông dân đầu tư máy GĐLH từ nhiều năm qua với lãi suất cho vay bằng 0%, cho vay trả chậm trong 3 năm cho các loại máy sạ hàng, máy gặt xếp dãy, máy sấy...

- Tỉnh còn ban hành chính sách mới cho 2 năm 2008 - 2009 đầu tư 200 máy gặt đập liên hợp trong đó hỗ trợ 75% giá trị thực tế máy (giá máy không vượt 180 triệu đồng) và 70% lãi suất vay trả chậm trong 3 năm, nhờ vậy đã giúp nông dân đầu tư nhanh, tăng diện tích thu hoạch bằng cơ giới lên 26% tổng diện tích xuống giống, tăng thêm lợi nhuận cho nông dân 136 tỷ đồng/2vụ/năm. Tính ra nếu nông dân mạnh dạn đầu tư mua máy vừa dùng vừa làm dịch vụ thì chỉ sau 2 vụ là thu hồi được vốn.

Cần cơ giới hóa nông nghiệp – Cơ giới hóa trong thu hoạch lúa, Nguồn: Khuyến nông Việt Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét