Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Kỹ thuật bón phân cho cây dừa

Kỹ thuật bón phân cho cây Dừa


- Dừa là cây có hệ thống thân lá rất lớn nên nhu cầu dinh dưỡng rất nhiều. Trong các chất dinh dưỡng NPK, dừa cần nhiều nhất là kali, ngoài ra cũng cần clo và lưu huỳnh. Vì vậy trong kỹ thuật bón phân cần bón nhiều KCL, phân đạm dạng sunfat, NaCl, thếu kali và Clo lá sẽ bị vàng và cháy đọt, trái ít và nhỏ, cơm dừa mỏng, dễ nhiễm bệnh đốm lá. Lân góp phần làm tăng lượng cơm dừa.



- Trong chế độ bón phân bạn cần lưu ý:
+Ở những năm đầu nếu được bón đủ phân cây dừa sinh trưởng phát triển tốt, sớm cho trái và năng suất cao. Những năm sau khi có trái cũng cần bón thêm để cây đủ dinh dưỡng nuôi trái kéo dài thời gian thu hoạch. Ngoài đạm và lân, cây dừa cần nhiều Clo và kali, thêm một ít lưu huỳnh. Ngoài phân hóa học nên bón nhiều phân hữu cơ, tro bếp, tro dừa, vét bùn mương bồi lên liếp và quanh gốc cây. Lượng phân hóa học bón hàng năm cho một cây tùy theo tuổi dừa.
+Trước khi cho trái: bón 300- 600g Sunfat đạm (SA) + 200- 500g Super lân + 300 – 600g KCL hoặc có thể thay bằng 0,5 – 1kg NPK (16-16-8) + 1 – 2kg KCL. Lượng phân trên nên chia làm hai lần vào đầu và cuối mùa mưa (tháng 4 – 5 và 11- 12). Cách bón là đào rãnh hoặc đào 4 – 5 hốc cách gốc 0,5 – 1m, rải phân xuống rồi lấp lại. Nếu đã bón đủ số phân trên mà lá dừa vẫn vàng thì bón thêm 200g sunfat sắt và 100g sunfat kẽm cho 1 cây.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét