Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Kỹ thuật trồng Sắn Dây

Kỹ thuật trồng Sắn Dây


Kỹ thuật trồng sắn dây by BVCT | Ky thuat trong san day

Sắn dây là một loài cây dể trồng, không kén đất và có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài công dụng y học, sắn dây còn là nguồn phân xanh và làm thức ăn cho gia súc. Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m . Rễ phát triển thành củ dài, to. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.


1.Thời vụ
- Uơm giống tháng 02

- Trồng tháng 3 đến tháng 10 – 11 thì thu hoạch

2. Làm đất
- Nếu trồng bằng hom (Tức là khoanh cuộn hom giống theo cách trồng Bắc bộ) thì qui cách hố 0,8m x 0,8m, sâu 0,4m và khoảng cách giữa 2 hố là 2m.

- Nếu trồng bằng bầu ươm thì qui cách hố 0,6m x 0,6m, sâu 0,4m và khoảng cách giữa 2 hố là 2m

3. Giống: Hiện nay có 02 loại giống
- Giống sắn địa phương (Còn gọi là sắn ta): Thời gian sinh trưởng là 02 năm

- Giống sắn lai (Có nguồn gốc từ Trung Quốc): Thời gian sinh trưởng từ 06 tháng đến 01 năm.

4. Trồng giăm hom
Chọn cành bánh tẻ, cắt 01 đoạn sao cho có từ 02 – 03 mắt mầm, đem giăm vào trong bầu đất sau khoảng 01 tháng thì có thể tiến hành đem trồng.

5. Chăm sóc
Cần cắm chà cho dây leo (cắm theo hình chữ A như cách trồng rau ăn quả), khng cần cắt tỉa mà chỉ cần bắt dây cho leo chà, tuyệt đối không cho dây chạm đất vì phần nào chạm đất thì có khả năng mọc rễ mới làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tinh bột trong củ sau này. Chỉ tưới nước khi khô hạn kéo dài còn thời tiết bình thường thì không cần phải tưới nước.

6. Bón phân
- Bón lót: Phân chuồng + tro trấu + xơ dừa + Lân (Có thể bổ sung lá cây mục)

- Sau khi trồng khoảng 01 tháng thì dung urê pha loãng tưới bổ sung theo tỷ lệ 02 muổng café urê/bình 8 lít.

- Sau khi trồng khoảng 03 tháng thì bón 200 gr NPK 16-16-8 và 5 - 10kg phân chuồng cho mỗi gốc.

7. Bảo vệ thực vật
- Trước khi trồng nên xử lý đất để trừ sùng trắng bằng Basudin

- Trong giai đoạn cây sinh trưởng phát triển cần chú ý sâu cuốn lá và rệp sáp

8. Thu hoạch
Sau khi trồng 8 – 9 tháng thì có thể tiến hành thu hoạch hoặc chú ý khi thấy lá trên cây bắt đầu chuyển sang màu vàng và rụng dần (hiện tượng trút lá vàng) thì có thể thu hoạch được.

9. Hiệu quả kinh tế
- Tổng chi phí cho 01 gốc: 50.000 đồng
+ Cây giống: 5.000đ/bầu
+ Phân bón, thuốc BVTV: 20.000đ/gốc
+ Làm đất, chăm sóc, thu hoạch: 25.000đ/gốc

- Tổng thu cho 01 gốc:
+ Mỗi gốc thu hoạch bình quân 10kg – 15 kg, với giá bán củ nguyên liệu là 15.000đ/kg = 15.000đ/kg x 10kg = 150.000đ
+ Như vậy nếu điều kiện thuận lợi thì mỗi gốc sắn dây trồng có thể cho lợi nhuận là 100.000 đồng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét