Những nghiên cứu về công dụng của Tảo Spirulina
Những nghiên cứu về công dụng của tảo Spirulina by Sưu tầm | Nhung nghien cuu ve cong dung cua tao spirulina
- Mustafas và ctv. (1994) báo cáo: Spirulina platensis được thêm vào làm thức ăn bổ sung cho Pagrus major với tỷ lệ 5% đã làm tăng tốc độ tăng trưởng của cá, hiệu quả chuyển đổi thức ăn và hiệu suất sử dụng Protein mà thành phần Protein có trong thịt cá không bị ảnh hưởng xấu. Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá Silver sea beam khác nhau không có ý nghĩa giữa nghiệm thức có bổ sung 50% Spirulina platensis trong khẩu phần ăn với nghiệm thức đối chứng 100% cá bột ( El-(1994)).
- Chow và ctv.(1991) nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng, tính ăn ngon miệng, hoạt động của enzyme tiêu hóa Protein và men tiêu hóa tinh bột nêu lên : không có sự khac nhau có ý nghĩa giữa các nhóm cá cho ăn thức ăn đối chứng và thức ăn bổ sung Spirulina platensis. Spirulina platensis cũng được đề nghị thay thế một phần bột cá trong chế độ ăn của cá Rô Phi O.mossambicus.
- Spirulina platensis ảnh hưởng đến tích lũy mỡ của cá và chỉ nên bổ sung Spirulina platensis ở mức 5% để duy trì sự sinh trưởng bình thường của cá (Watanabe và ctv.,1990).
- Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nguồn Protein khác nhau lên khẩu phần ăn của tôm thẻ, Ali ( 1992) phát hiện : Spirulina platensis và đậu phộng cho sức tăng trưởng của tôm tốt hơn có ý nghĩa so với bánh dầu dừa và gingerly cakes; hiệu quả sử dụng Protein thô và giá trị sinh học của Spirulina platensis cao hơn có ý nghĩa so với đậu phộng.
- Khi ương ấu trùng tôm He bằng tảo Spirulina apletensis và S.platensis cộng với bột đậu nành từ giai đoạn Zoae 1 đến Mysis 2, tôm đạt kích cở 663 – 757um, dài hơn có ý nghĩa so với thức ăn đối chứng chỉ dùng bột đậu nành (Gu và ctv.,1989).
- Nghiên cứu của Benjamas Chuntapa (2003), tảo lam Spirulina platensis được nuôi trong bể tôm sú (Peneus monodon) để kiểm soát chất lượng nước nuôi tôm. Nội dung của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của: (1) Ba điều kiện nuôi tảo (không có tảo, có nuôi tảo nhưng không thu hoạch và thu hoạch bán liên tục) lên hàm lượng nitơ vô cơ ở cùng một mật độ tôm nuôi. (2) Hai mật độ nuôi tôm lên hàm lượng nitơ vô cơ trong điều kiện có tảo và không có tảo. Kết quả ở nghiệm thức thu hoạch bán liên tục ở cùng một mật độ tôm nuôi thì hàm lượng nitơ vô cơ (NH4+, NO3-, NO2-) giảm có ý nghĩa (P<0,05). Ở nghiệm thức không có tảo hàm lượng NH4+, và NO3-, dao động từ 0,5 - 0,6 mg/L trong khi hàm lượng NO2- biến động từ 16 - 18 mg/L ở ngày thứ 44. Với nghiệm thức không thu hoạch tảo thì hàm lượng nitơ biến động đáng kể. Ở nghiệm thức thu hoạch tảo bán liên tục hàm lượng nitrate giảm xuống còn 4 mg/L, ammonium là 0,0mg/L còn nitrite là 0,15 mg/L. Ở nghiệm thức có nuôi tảo dù mật độ tôm nuôi cao hay thấp thì các hợp chất có chứa nitơ vẫn giảm đáng kể trong các bể nuôi và không có mối tương quan rõ rệt với mật độ tôm nuôi. Đối với nghiệm thức không có tảo, hàm lượng các hợp chất có nitơ tăng cao và tỉ lệ sống của tôm giảm có ý nghĩa ở nghiệm thức có mật độ nuôi tôm cao.
- Đề tài do tác giả Hoàng Sỹ Nam, Đặng Diễm Hồng (Viện Công nghệ sinh học) thực hiện đánh giá khả năng sinh trưởng và chất lượng của các chủng tảo trong 3 môi trường nước khoáng thuộc 3 địa điểm. Đồng thời đánh giá các chỉ tiêu hóa lí của môi trường trước và sau khi nuôi tảo làm cơ sở cho việc thiết lập qui trình nuôi đại trà làm giảm chi phí đầu tư, kéo dài thời gian và thu sinh khối tảo tối đa giữa các đợt nuôi. Vật liệu để tiến hành thí nghiệm bao gồm: Nguồn nước khoáng được lấy từ các nguồn nước khoáng thuộc 3 tỉnh Thạch Thành - Thanh Hóa, Thanh Tân- Thừa Thiên Huế, Thanh Liêm – Hà Nam được kí hiệu tương ứng là TH, HU,HN. Các hóa chất có độ tinh sạch cao được dùng để pha môi trường Zarrouch. Phân hóa học N:P:K của nhà máy sản xuất phân bón Lâm Thao. Các hóa chất chuyên dùng như: axeton, clô-rô-phooc, metanôn… Ngoài ra, còn dùng một số loài thuốc thử để phân tích hàm lượng các chất có trong môi trường nuôi tảo. Kết quả thí nghiệm cho thấy, trong 3 loại nước khoáng TH, HU, HN được sử dụng để nuôi trồng tảo S.platensis, nước khoáng TH có thành phần dinh dưỡng tốt nhất để nuôi trồng tảo. Hai loại nuớc khoáng này có thành phần thông số lý hóa tương tự nhau. Cả ba loại nước khoáng TH, HU và HN đều có thể sử dụng để nuôi trồng tảo S.platensis, trong đó nước khoáng nước khoáng TH cho tốc độ sinh trưởng của tảo cao nhất. Như vậy, có thể sử dụng nước khoáng TH, để nuôi trồng cả hai chủng tảo S.platensis CNT và C1 với công thức môi trường MT2. Với môi trường này chi phí cho nuôi tảo có thể giảm được ½ mà chất lượng tảo vẫn đảm bảo so với nuôi bằng môi trường Zarrouch chuẩn. Trong 2 chủng CNT và C1, chủng CNT có tốc độ sinh trưởng cao gấp 5 lần so với chủng C1. Thành phần hóa của hai chủng tảo CNT và C1 khi được nuôi trồng trong các môi trường khác nhau có khác nhau song vẫn đảm bảo được chất lượng để làm thực phẩm cho con người và động vật nuôi.
- Theo Nguyễn Huỳnh Quang Thái, 2008, bổ sung tảo Spirulina platensis a vào thức ăn làm tăng tỷ lệ sống của cá Chép Nhật từ 46,8% (NTĐC) lên 62,2% (NT1), 83,3% (NT2) và 80% (NT3). Tuy nhiên, tảo Spirulina platensis bổ sung vào thứ ăn không ảnh hưởng đến sự phát triển về trọng lượng của cá Chép Nhật, trong khi 6 - 9%g/kg sẽ giúp cho cá nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn so với thức ăn có hàm lượng tảo Spirulina platensis thấp hoặc không có tảo trong thức ăn.
- Ngoài ra, do tảo Spirulina platensis có nhiều giá trị dinh dưỡng và giá trị sinh hộ cao tên tảo được coi là một loại thực phẩm chức năng như nguồn thức ăn bổ dưỡng cho con người, cho vật nuôi, nguồn hoá chất và vật liệu phân bón vi sinh... Hiện tảo được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và phát triển."
0 nhận xét:
Đăng nhận xét