Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Mô hình làm giàu từ cây Phật Thủ

Mô hình làm giàu từ cây Phật Thủ 



Mô hình làm giàu từ cây phật thủ by Bắc Giang TV | Mo hinh lam giau tu cay phat thu

Dễ trồng, thu hoạch quanh năm, hiệu quả kinh tế cao, đó là những ưu điểm của cây phật thủ, một loại cây trồng đang được bà con nông dân xã Phượng Sơn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đầu tư sản xuất. Sau vài năm được bà con nơi đây trồng thử nghiệm, giờ đây cây phật thủ đã dần khẳng định được vị thế của mình trong việc giúp bà con xóa đói, giảm nghèo.
 

- Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Lê ở thôn Đầm xã Phượng Sơn vào đúng lúc gia đình anh đang thu hoạch cây phật thủ để bán cho thương lái. Chia sẻ với chúng tôi về chuyện trồng loại cây trồng này anh Lê cho biết, anh là người đầu tiên ở trong xóm trồng cây phật thủ. Trước đó, anh có 2 ha vườn đồi trồng rất nhiều loại cây ăn quả như bưởi Diễn, cam đường Canh, vải thiều… Hiệu quả kinh tế mang lại cũng khá cao. Thế nhưng, anh vẫn mong muốn đa dạng hóa các loại cây trồng để không bị áp lực vào thời vụ và tiêu thụ. Cơ duyên đưa anh bén duyên với loại cây trồng này bắt đầu từ năm 2008. Khi ấy, anh đến huyện Hoài Đức (tỉnh Hà Tây cũ) thì thấy bà con nơi đây trồng khá nhiều cây phật thủ. Tìm hiểu thì anh được biết, loại cây trồng này có họ với cam, quýt nhưng lại dễ trồng hơn, và điều đặc biệt khiến anh lưu tâm là cây phật thủ ra quả quanh năm, quả có thể bảo quản được từ 5 - 6 tháng, do vậy không bao giờ phải lo lắng về tiêu thụ. Từ những ưu điểm đó mà anh Lê đã quyết định sẽ đưa giống cây mới này về trồng tại quê hương.

- Ban đầu anh mua thử 150 cây phật thủ nhỏ với giá 50 nghìn đồng/cây về trồng thử. Không ngờ, loại cây này dễ trồng, dễ chăm sóc, phát triển rất nhanh và chỉ sau 1 năm đã cho bói quả. Tuy nhiên, do cây vẫn còn nhỏ nên anh chỉ để 1 vài quả làm cảnh, đến năm thứ 2 mới cho thu hoạch. Lúc này, rất nhiều bà con trong xóm kéo đến nhìn ngắm quả phật thủ của gia đình anh. Vì từ trước đến nay họ chưa nghe đến loại cây trồng này nên khi thấy anh trồng thì bán tín, bán nghi. Tiếng lành đồn xa, chẳng mấy chốc thương lái ở khắp nơi kéo đến đặt hàng phật thủ của gia đình anh, nhất là các ngày lễ, tết. Từ những tín hiệu đáng mừng đó, anh Lê quyết định nhân giống cây phật thủ ra diện tích 7 sào, với khoảng hơn 300 cây.

- Nói đến cây phật thủ, có lẽ nhiều bà con nông dân còn ít biết đến, thậm chí còn chưa nghe tới. Đây là một loại cây trồng mới, có thân và lá gần giống với cây bưởi. Điều đặc biệt đó là quả phật thủ thường được chia làm nhiều múi, khi lớn dần thì xòe ra thành nhiều đoạn giống như ngón tay. Phật thủ ngoài công dụng làm thuốc thì còn có ý nghĩa tâm linh khi người dân Á Đông xem cây phật thủ như một loại cây may mắn và mang lại tuổi thọ. Vào dịp lễ tết, phật thủ thường có mặt trong mâm ngũ quả và được mang lên chùa để cúng cầu tài, lộc. Có lẽ vì vậy mà quả phật thủ càng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường, giá thành cũng tương đối cao, trung bình có giá bán khoảng 30 - 70 nghìn đồng. Đặc biệt vào dịp tết Nguyên Đán, theo anh Lê cho biết thì những quả phật thủ đẹp, có tay xòe rộng, mập, có giá lên tới cả triệu đồng.

- Năm nay là năm thứ 4 anh Lê thu hoạch từ cây phật thủ. Năm 2011, ước lượng gia đình anh thu hoạch được cả vài nghìn trái quả, thu nhập vài trăm triệu đồng. Hiện nay anh đang thực hiện việc nhân giống cây phật thủ để bán cho bà con trong xã và nhân rộng loại cây trồng đặc biệt này. Bên cạnh gia đình anh Lê và anh Khánh, là những người trồng nhiều phật thủ thì có khá nhiều bà con khác cũng đang học tập và làm theo. Ông Nguyễn Đức Nhân - Chủ tịch Hội nông dân xã Phượng Sơn cho chúng tôi biết; hiện nay xã đã có khoảng trên 100 hộ gia đình trồng phật thủ, nhưng mới chỉ trồng được 1,2 năm đầu nên chưa cho hiệu quả kinh tế rõ nét vì cây còn nhỏ. Nhưng dự tính khoảng 1, 2 năm tới, khi cây đã trưởng thành thì sản lượng phật thủ của toàn xã là khá lớn. Hầu hết các vườn này đều có thương lái đến đặt hàng trước nên sẽ không lo về tiêu thụ. Tuy nhiên, theo ông mặc dù hiệu quả kinh tế mang lại cao, nhưng đây là một loại cây mới, nên quan điểm của Hội vẫn để bà con học hỏi dần, chứ không định hướng, khuyến khích bà con mở rộng diện tích tràn lan.

- Đúng như lời ông Nhân đã nói, theo quan sát của chúng tôi, gia đình trồng nhiều phật thủ nhất như gia đình anh Lê, thì anh vẫn dành diện tích vườn đất nhất định cho cam đường Canh, bưởi Diễn…và rất nhiều hộ gia đình khác trong xã Phượng Sơn cũng áp dụng mô hình trồng xen canh giữa cây phật thủ với các loại cây ăn quả khác. Tương lai không xa cây phật thủ sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế không nhỏ, giúp bà con nơi đây xóa đói giảm nghèo, mang lại may mắn giống như tên gọi của nó.

3 nhận xét:

Nói đến quả phật thủ, có lẽ nhiều bà con nông dân còn ít biết đến, thậm chí còn chưa nghe tới. Đây là một loại cây trồng mới, có thân và lá gần giống với cây bưởi. Điều đặc biệt đó là qua phat thu thường được chia làm nhiều múi, khi lớn dần thì xòe ra thành nhiều đoạn giống như ngón tay. Phật thủ ngoài công dụng làm thuốc thì còn có ý nghĩa tâm linh khi người dân Á Đông xem cây phật thủ như một loại cây may mắn và mang lại tuổi thọ. Vào dịp lễ tết, phật thủ thường có mặt trong mâm ngũ quả và được mang lên chùa để cúng cầu tài, lộc. Có lẽ vì vậy mà quả phật thủ càng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường, giá thành cũng tương đối cao, trung bình có giá bán khoảng 30 - 70 nghìn đồng. Đặc biệt vào dịp tết Nguyên Đán, theo anh Lê cho biết thì những quả phật thủ đẹp, có tay xòe rộng, mập, có giá lên tới cả triệu đồng.
Quả phật thủ đang là một trong những quả có giá trị của nong nghiep nghiệp.

sao mình để trong ly nước thì nó ra rễ mà mang đi trồng thì nó không mọc nhỉ
Hoàng Nguyên Green

Đăng nhận xét