Đánh tên loài cần tìm vào ô bên dưới để tìm kiếm

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Kỹ thuật nuôi Chồn Nhung Đen

Kỹ thuật nuôi Chồn Nhung Đen


Kỹ thuật nuôi Chồn Nhung Đen by Sở KH&CN PT | ky thuat nuoi chon nhung den

Chồn nhung đen còn có tên gọi là "hắc thốn", có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ở vùng núi Andes, được Tây Ban Nha nhập vào nuôi cách đây hàng trăm năm. Sau được nuôi ở một số nước Châu âu, rồi phát triển sang Châu Á, chủ yếu nuôi nhiều ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Điều kiện sinh thái của chồn nhung đen rất giống chuột và thỏ. có tầm vóc nhỏ như chuột và bản tính hiền lành như thỏ nên khu vực nuôi động vật thí nghiệm của y tế Trung Quốc nuôi nhiều để nghiên cứu cấy truyền các loại vi sinh vật, các bệnh lý hóa học...

1. Lựa chọn mặt bằng chăn nuôi


- Người chăn nuôi khi chăn nuôi chồn nhung đen thì đầu tiên phải chọn được địa điểm chăn nuôi tốt. Nơi chăn nuôi phải đáp ứng được những yêu cầu phù hợp với tập tính sinh hoạt của chồn nhung đen, những yêu cầu về môi trường, số lượng đàn chồn định nuôi, cũng như đặc điểm sinh sản và những yếu tố về điều kiện môi trường khí hậu, trình độ chăn nuôi khác biệt ở các vùng khác nhau; tùy theo điều kiện mặt bằng và khả năng tài chính để xây dựng chuồng trại cho phù hợp.

- Chồn nhung đen có tính tình hiền lành, thích sống bầy đàn, nhưng rất nhút nhát, không thích bị quấy rầy, kích động, khá mẫn cảm đối với những âm thanh và kích thích từ bên ngoài. Những thau đổi đột ngột của môi trường như: quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của chồn nhung đen. Do đó, nên chọn môi trường yên tĩnh, tránh xa những nơi ồn ào như đường ray, nhà ga xe lửa; nơi nuôi dưỡng cần phải được cung cấp đầy đủ nước sạch, mùa đông phải tránh được gió lùa, mùa hè thì lại phải thoáng gió, đồng thời phải cách xa khu chăn nuôi gia cầm, gia súc để giảm bớt sự ôm nhiễm và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, ở vùng lân cận phải có nơi cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn xanh cho chồn.


2. Yêu cầu cơ bản đối với chuồng trại chăn nuôi
- Chuồng trại chăn nuôi không cần phải quá đặc biệt đầu tư, các phòng ở thông thường hoặc có thể dùng những phòng cũ, chuồng lợn cũ cải tạo lại là có thể sử dụng được. Dựng lều ngoài trời cũng có thể tiến hành nuôi dưỡng, yêu cầu không cao. Nhưng để đảm bảo cho chồn có thể thoải mái sinh sống, nanhh cao hiệu quả và số lượng chăn nuôi thì vẫn phải đáp ứng một số các điều kiện sau:
+ Phải thoáng khí: Kể cả chuồng trại mới xây hay là cải tạo lại thì chuồng nuôi tốt nhất là ở hướng Bắc quay hướng cửa về hướng Nam, không hạn chế kích thước to hay nhỏ. Trong chuồng nuôi thì tốt nhất là đông ấm, hè mát, không khí lưu thông, thoáng mát và không bị ô nhiễm, hạn chế bị nhiễm bụi và ẩm ướt; ở cửa ra vào và cửa sổ tốt nhất nên bố trí cao hơn so với tầm với của chồn nhung đen để tránh gió lạnh trực tiếp thổi thẳng vào người chồn khiến chồn bị nhiễm lạnh.
+ Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng: Dựa trên tập tính sinh hoạt ưa ấm áp, thích khô ráo thì chuồng trại nên được duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vào mùa hè nắng nóng nên thiết kế sao cho đảm bảo nhiệt độ khống chế ở khoảng 25 - 30 độ C, vào mùa đông lạnh giá nên duy trì nhiệt độ ẩn định ở khoảng 20 độ C, không được thấp dưới 10 độ, và độ ẩm không khí là khoảng 50 - 60 %; môi trường ẩm ướt không chỉ ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển của chồn nhung đen mà còn dễ dẫn đến việc phát sinh bệnh dịch; chuồng trại nên được bảo đảm ánh sáng phù hợp, duy trì môi trường ánh sáng yếu cho chồn nhung đen, không được để ánh sáng chiếu trực tiếp vào người chồn nhưng đồng thời lại không được để trong chuồng quá tối.
+ Phải yên tĩnh và chống được chuột: Chồn nhung đen rất nhát gan, nên khi xây dựng chuồng trại phải lựa chọn nơi có môi trường xung quanh yên tĩnh. Cửa ra vào chuồng chồn phải được che kín, nền chuồng nuôi tốt nhất là phải láng bằng xi măng; cửa sổ nên lắp lưới sắt nhằm chống chuột và các loại thú khác vào gây hại, quấy nhiễu chồn nhung đen, ngăn chặn việc giao phối nhầm với loài chuột.

- Việc chăn nuôi chồn nhung đen khá đơn giản, dễ nuôi, có thể áp dụng nhiều phương pháp chăn nuôi khác nhau; mỗi vùng có thể dựa theo tập tính sinh hoạt của loài chồn nhung đen và những điều kện thức tế ở địa phương để áp dụng những phương pháp thích hợp. Nên chọn những phương pháp chăn nuôi đơn giản, dễ thực hiện để giảm giá thành. Những phương pháp chăn nuôi thường được áp dụng có: nuôi nhốt trong lồng, nuôi nhốt trong phòng lớn, nuôi công nghiệp quy mô lớn.
+ Nuôi nhốt trong lồng: Phương pháp này nên áp dụng đối với nuôi chồn nhung đen với số lượng ít; ưu điểm là dễ dàng quản lý, dễ cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, dễ khống chế việc sinh sản của chồn, cho ăn cũng rất thuận tiện, dễ dàng làm vệ sinh phân và nước tiểu cho chồn , duy trì được vệ sinh sạch sẽ và không khí lưu thông thoáng mát, dễ dàng di chuyển, người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể dễ dàng thao tác. Lồng nuôi có thể làm từ gỗ, tre trúc hoặc là làm bằng sắt, chiều dài 60 cm, chiều sộng 50 cm và chiều cao 40 cm, một lồng có thể nuôi 1 - 2 cặp chồn trưởng thành, hoặc 8 - 12 chồn con.
+ Nuôi nhốt trong phòng lớn: Phương pháp này phù hợp với việc nuôi 1 đàn lớn chồn nhung đen trong điều kiện có diện tích chăn nuôi lớn và bằng phẳng. Ưu điểm của phương pháp này là có thể sử dụng thiết bị cơ giới để vận chuyển thức ăn xanh, thức ăn tinh, tiết kiệm được nhân công, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất lao đọng; mặt bằng rộng rãi, ánh sáng đầy đủ, không khí dễ dàng lưu thông, thoáng mát, gió nam có thể thổi vào qua cửa chính và cửa sổ, nên không khí được thay mới liên tục, dễ dàng dọn vệ sinh, thích hợp với việc dùng xe tải để vận chuyển chồn nhung đen, có thể dùng ván gỗ để phân cách thành nhiều gian, ở giữa chừa lối đi cho người chăn nuôi.
+ Chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn và khép kín: Phương pháp này phù hợp với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, ưu điểm là quy mô lớn, thuận lợi cho việc tập trung quản lý, thao tác đơn giản, có thể lợi dụng được không gian của phòng chăn nuôi, tiết kiệm diện tích, dễ dàng lựa chọn con giống thuần chủng, đánh số. Trong chuồng nuôi có thể dùng tấm gạch mỏng, tấm ván gỗ hoặc lưới sắt để ngăn thành 3 - 5 tầng, kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao là 80x60x50, mỗi tầng nuôi 1 - 2 cặp chồn bố mẹ, và 8 - 12 chồn con. Ở nền của mỗi tầng thì bố trí lưới sắt có lỗ rộng khoảng 1 - 2 cm, để cho phân dễ rơi xuống, nền của mỗi tầng cách lưới khoảng 5 - 10 cm và hơi nghiêng, trên bề mặt phủ lớp ni lông hoặc tấm ván trơn nhẵn để phân dễ dàng rơi thẳng xuống thùng đựng phân. Mỗi tầng như thế phải bố trí một cái cửa nhỏ có kích thước rộng 35cm và cao 30 cm, để tiện đưa thức ăn và dễ dàng bắt được chồn nhung đen. Phương pháp này tuy rằng có thể lợi dụng triệt để không gian rộng lớn, quy mô chăn nuôi cũng khá lớn nhưng mà không thuận tiện trong việc cho ăn, bắt giữ chồn nhung đen và quan sát tình hình mang thai của chồn nhung đen, hộ chăn nuôi có thể tùy theo điều kiện thực tế mà có thể có những cải tiến mới nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng chăn nuôi.

3. Dinh dưỡng và cho ăn
Thức ăn sau khi mà chồn nhung đen đã ăn thì sẽ đi qua đường tiêu hóa và được hấp thu một phần dinh dưỡng ở đây, đường tiêu hóa bao gồm: miệng, thực quản, gan, tuyến tụy, đường ruột, ở đây sẽ tiết ra dịch tiêu hóa, thức ăn sẽ được tiêu hóa 1 phần ở đây và được cugn cấp cho cơ thể. Chồn nhung đen là loại động vật ăn cỏ, cơ hàm phát triển, thành dạ dày mỏng, ruột thừa lớn, chiếm tới khoảng 1/3 khoang bụng, nên lượng ăn là rất lớn, nhu cầu chất xơ là rất nhiều. Chồn nhung đen có khả năng tiêu hóa chất xơ khá tốt, tới 38,2%, đối với chất xơ có trong cỏ thì tỷ lệ tiêu hóa là 33%, cho nên các loài cỏ thường dùng cho chăn nuôi gia súc rất thích hợp làm thức ăn xanh đối với chồn nhung đen. Ngoài ra thì chồn nhung đen cũng rất thích ăn củ cải, cà rốt, lá rau, các loại cỏ, lá cây, ngọn cây ngô, lá cây mía, rơm rạ.

- Nhu cầu dinh dưỡng:
+ Chồn nhung đen cần phải hấp thu 1 lượng thức ăn nhất định để duy trì sự sinh tồn, sinh trưởng và sinh sản, và cũng chỉ có thể ăn những loại thức ăn hợp khẩu vị mới có thể cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng. Đối với điều kiện của người chăn nuôi, tỷ lệ thức ăn tinh có thể chiếm 20 - 30% lượng thức ăn của chồn nhung đen, còn lại là thức ăn xanh chiếm từ 70 - 80%. Để đảm bảo được chất lượng thịt chồn thơm ngon thì sau đây giới thiệu những yêu cầu về dinh dưỡng như sau, mọi người cùng tham khảo và có những điều chỉnh thích hợp.
+ Hàm lượng thành phần các chất dinh dưỡng cơ bản (%): 6.00 nước, 47,75 thực phẩm chiết xuất không có Nitơ; 0,24 sắt; 20,54 protein thô; 311,1 calo; 0,24 Magiê; chất béo: 6,34; 1,10 can xi; 0,53 Natri; 15,06 chất xơ; 0,69 phốt pho.
+ Hàm lượng các axit amin có trong thức ăn (%): histidine thô: 1,31; Phenylalanine: 0,53; axit amin tổng hợp: 0,49; threonine: 0,66; tyrosine: 0,55; lysine: 0,90; high-acid: 1,28; aspartate: 1,64; tryptophan: 0,27; Systine: 3,05; glycine: 0,87; proline: 1,02; isoleucine: 0,74; cysteine: 0,27; methionin: 0,27; valine: 0,83.
+ Trong thức ăn hàng ngày phải không được thiếu Vitamin D, mỗi 100 gam thể trọng cần tới 1,6 mg Vitamin D, thời gian mang thai cần tới 10 mg, việc thiếu Vitamin D làm cho xương sườn của chồn mềm đi, không cứng chắc, các khớp xương sưng to, kém ăn, sinh trưởng và phát dục kém, khả năng chống bệnh cũng giảm, hậu quả là làm cho chồn ngày càng yếu và thậm chí sẽ bị chết; nếu như trong thời gian dài không kịp thời bổ sung chất Vitamin D sẽ phát hiện thấy hiện tượng rụng lông rất nghiêm trọng. Ngoài ra còn cần phải bổ sung Vitamin E. Trong quá trinh nuôi dưỡng cũng phải chú ý bổ sung các loại khoáng chất.

- Cung cấp nước: Nước là thành phần cần thiết cho cơ thể của chồn nhung đen. Bất kể là hấp thụ, vận chuyển chất dinh dưỡng hay bài tiết, điều chỉnh nhiệt độ thân thể cũng thể không tính đến vai trò của nước. Mất nước sẽ làm cho phổi bị khô, ngoài ra còn bị táo bón không thể bài tiết phân ra ngoài cơ thể, làm cho chồn mắc bệnh, làm cho chồn bị gầy mòn rồi tử vong. Chồn nhung đen chủ yếu thông qua hàm lượng nước có trong thức ăn xanh để cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vào lúc thời tiết hanh khô của mùa hè và mùa thu, cần phải tăng lượng nước có trong nguồn thức ăn xanh của chồn để đảm bảo lượng nước cung cấp đầy đủ, lúc thời tiết nóng bức cũng phải cung cấp nhiều nước, còn vào thời tiết lạnh thì có thế cung cấp nước ít đi hoặc thậm chí là không cho uống nước, cũng chú ý giảm bớt lượng nước trong nguồn thức ăn xanh, phải chú ý là nước cung cấp cho chồn phải là nước sạch.

4. Các loại thức ăn


- Chồn nhung đen là loài ăn tạp, có thể ăn được nhiều loại thức ăn, thức ăn cho chồn trong tự nhiên có sẵn rất nhiều, nhưng chủ yếu là thực vật. Những loài thực vật có hàm lượng nước ít (nguồn thức ăn xanh).

- Thường bao gồm các loại thức ăn xanh dành cho gia súc có sẵn trong thiên nhiên hoặc là sản phẩm thừa của trồng trọt.

- Trong quá trình chăn nuôi thì thường dùng cỏ voi, cỏ voi lá ngắn… Trong đó, nhiều nhất là cho ăn cỏ voi: chứa tới 9,98% chất abumin, 3,4% chất béo thô; chất xơ và chứa tới 17 loại axit amin, so với lá ngô cao gấp 2,1 lần, cao hơn lúa mạch tới 1,33 lần. Chồn nhung đen thích ăn các loại cỏ và phần ngọn của các loại cây leo có hàm lượng chất xơ cao, ngoài ra còn rất thích ngọn cây ngô, ngọn cây cao lương, lá mía và các loại lá cây khác; Chồn nhung đen thích ăn các loại rau quả có: cà rốt, các loại khoai, vỏ dưa. Vỏ của những loại thức ăn này có hàm lương abumin cao, ít chấp béo lại chứa nhiều nước và các chất vitamin, có thể bổ sung lượng nước và vitamin cần thiết cho chồn nhung đen, giúp chồn nhung đen phát triển tốt. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng cần thiết cho chồn nhung đen trong các loại thức ăn thể hiện như bảng sau:


5. Vệ sinh thú y – phòng trị bệnh
Chồn nhung đen là loại động vật rất ít bệnh tật. Trong thực tế (nghiên cứu tại VCN) thường gặp những bệnh sau:
+ Bệnh nội kí sinh trung đường tiêu hoá (nguyên nhân do cầu trùng sinh ra).
+ Bệnh ngoại kí sinh trùng (nguyên nhân ve, ghẻ, chấy, rận, bọ chét gây ra.
+ Bệnh xuất huyết, bại huyết (nguyên nhân do virus gây ra).
+ Bệnh nội khoa, viêm phổi, phủ tạng (nguyên nhân do vi khuẩn gây ra).
+ Hội chứng viêm hạch lâm ba hàm, hầu, cổ (nguyên nhân do vi khuẩn).

a) Vệ sinh phòng bệnh
- Vệ sinh khử trùng trước khi nuôi.Vệ sinh sạch sẽ rồi phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi… trước 5 – 7 ngày mới đưa vào nuôi. Thuốc dùng tiêu độc khử trùng phổ biến có thể là Haniodine, Benkocid…

- Vệ sinh khử trùng trong khi nuôi.
+ Cần quét dọn vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, khu vực chăn nuôi định kì hàng ngày. Đồng thời cũng cũng dùng các hoá chất khử trùng trên tiêu độc khử trùng chuồng trại khu vực chăn nuô định kì một tuần một lần.
+ Tránh tiếp cho người lạ tiếp xúc vào khu vực chăn nuôi.
+ Thức ăn nuớc uống đầu vào phải sạch sẽ, hợp vệ sinh.

- Vệ sinh tẩy uế chuồng trại sau khi nuôiSau khi nuôi xong cũng phải quét dọn sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi trước khi có thể chuẩn bị cho lứa nuôi mới.

b) Phòng – trị bệnh
- Phòng, trị bệnh cầu trùng bằng: Rigercorcin, Aprolium.

- Phòng trị bệnh ngoại kí sinh trùng, nội kí sinh trùng bằng Ivermectin.

- Phòng trị bệnh do vi khuẩn gây ra bằng văcxin và thuốc kháng sinh.

- Phòng bệnh xuất huyết bại huyết bằng văcxin xuất huyết truyền nhiễm thỏ.

- Tăng sức đề kháng bằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn, vitamin, khoáng đa – vi lượng.

2 nhận xét:

Cung cấp Chồn nhung Đen tại TpHCM
LH Mr Trường 0966093096

chồn này có giá trị kinh tế thế nào nhỉ?
Hoàng Nguyên Green

Đăng nhận xét